21/07/2023 11:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyển tiền nhầm: Rối do thiếu luật

Vụ một người chuyển khoản nhầm số tiền lớn vào tài khoản của người khác được báo chí nhắc đến mấy tuần nay là một vụ tương đối đặc biệt.

Nếu chỉ có chuyện chuyển tiền nhầm thì không có gì đáng nói: người nhận tiền dứt khoát phải trả lại số tiền cho người chuyển nhầm, không thiếu một xu.

Người nhận nhầm mà không tự nguyện giao trả thì có thể bị cưỡng chế theo bản án, quyết định của tòa án trong khuôn khổ vụ kiện đòi lại tài sản. Nếu cố ý chiếm đoạt tài sản nhận nhầm thì có thể bị xử lý hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Nhưng câu chuyện trở nên ly kỳ, rắc rối do người nhận nhầm đang mắc nợ ngân hàng quản lý tài khoản của mình.

Khi thấy thân chủ, đồng thời là người mắc nợ có tiền trong tài khoản, ngân hàng chủ động trích tiền trong tài khoản để thu nợ. Vậy là người nhận tiền nhầm không có đủ số tiền cần thiết để hoàn trả cho người chuyển nhầm.

Nếu giữa ngân hàng của người nhận tiền nhầm và người này không có thỏa thuận trước về việc cho phép ngân hàng tự động trích tiền có trong tài khoản để trừ nợ thì việc ngân hàng tự động trích tiền trong tài khoản là không đúng luật.

Tiền trong tài khoản của một người thuộc quyền sở hữu của người đó. Muốn xử lý số tiền đó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp chủ tài khoản không tự nguyện thực hiện thì phải có bản án, quyết định của tòa án.

Ở các nước, người nhận tiền do người khác chuyển nhầm phải có trách nhiệm giao trả số tiền cho người chuyển nhầm.

Nếu cố ý giữ lại số tiền không phải của mình, người này có thể bị đặt trong tình trạng của người nhận tín thác bắt buộc (constructive trustee) và phải chịu trách nhiệm quản lý số tiền nhận nhầm để phục vụ lợi ích của người chuyển nhầm.

Cụ thể nếu người nhận tiền nhầm dùng số tiền đó gửi tiết kiệm và có lãi thì phải quản lý cả vốn và lãi vì lợi ích của người chuyển nhầm; nếu người nhận nhầm dùng tiền chuyển nhầm để mua một bất động sản thì trở thành người nhận tín thác quản lý bất động sản đó vì lợi ích của người chuyển nhầm.

Tất nhiên người nhận tín thác, dù là bắt buộc, sẽ được trả thù lao do công việc của mình. Nhưng tài sản của người khác thì rốt cuộc phải trở về với người khác, không đổi trắng thành đen được.

Trường hợp số tiền nhận nhầm bị người thứ ba lấy trong khuôn khổ thực hiện quyền đòi nợ của người thứ ba, như trường hợp ngân hàng chủ động trích tiền từ tài khoản của người nhận nhầm trong câu chuyện ồn ào này, cần phân biệt người thứ ba biết hay không biết nguồn gốc số tiền.

Nếu giữa người nhận nhầm và người thứ ba có sự thỏa thuận để cho người thứ ba lấy tiền và người thứ ba biết rõ tiền đó không phải của người nhận nhầm thì người thứ ba cùng liên đới với người nhậm nhầm vào vai người nhận tín thác bắt buộc đối với người chuyển tiền nhầm.

Còn nếu người thứ ba không biết, nghĩa là ngay tình thì có thể không phải vào vai nhận tín thác bất đắc dĩ; người nhận nhầm giữ vai một mình và còn lãnh thêm trách nhiệm về việc sử dụng tiền sai mục đích.

Pháp luật Việt Nam hiện hành còn quá thiếu để xử lý vụ chuyển tiền nhầm. Tuy nhiên, trong trường hợp không có luật thì tòa án có quyền và có trách nhiệm dựa vào lẽ công bằng để xử cho thỏa đáng. Học kinh nghiệm tốt của các nước để xử cũng là theo lẽ công bằng.

Người chuyển khoản nhầm 3 tỉ: Đề nghị xem xét khởi tố vụ án

Chuyển khoản nhầm 3 tỉ đồng, sau gần 3 tháng chưa thể lấy lại được hết số tiền chuyển nhầm, người chuyển nhầm đã có đơn đề nghị xem xét khởi tố vụ án về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar