20/07/2023 20:32 GMT+7

Chuyện phong trào đấu tranh của học sinh Trường Pétrus Ký tới Hà Nội

Câu chuyện về tấm gương hy sinh anh dũng, trái tim yêu nước nồng nhiệt của liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thái Bình và phong trào đấu tranh của các học sinh Trường Pétrus Ký đang được trưng bày tại Hà Nội.

Các cựu tù nhà tù Hỏa Lò tới xem trưng bày, ôn lại kỷ niệm xưa - Ảnh: T.ĐIỂU

Các cựu tù nhà tù Hỏa Lò tới xem trưng bày, ôn lại kỷ niệm xưa - Ảnh: T.ĐIỂU

Những câu chuyện được kể trong trưng bày chuyên đề Mầm xanh trên đá vừa khai mạc tại di tích Nhà tù Hỏa Lò ngày 20-7, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2023).

Trưng bày mang đến nhiều câu chuyện xúc động về lòng yêu nước, sự anh dũng hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc của các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sáng mãi ngọn lửa thành đồng

Trưng bày gồm 3 phần: Tuổi xanh nơi ngục lửa, Ngọn lửa Thành đồng, Ký ức không phai.

Phần một, Tuổi xanh nơi ngục lửa là những câu chuyện về phong trào học sinh sinh viên Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là Đội Quân báo Thiếu niên Bát Sắt.

Hoạt cảnh tái hiện một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên Hà Nội thời chống Pháp - Ảnh: T.ĐIỂU

Hoạt cảnh tái hiện một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên Hà Nội thời chống Pháp - Ảnh: T.ĐIỂU

Phần hai, Ngọn lửa Thành đồng là những câu chuyện về phong trào học sinh, sinh viên miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, đấu tranh ngay trong lòng địch.

Phần ba, Ký ức không phai là những hình ảnh về hoạt động gặp gỡ, tri ân của hôm nay với những thanh thiếu niên đã hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc.

Trong đó, câu chuyện về liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thái Bình - một cựu học sinh Trường Pétrus Ký mang tới nhiều xúc động cho người xem.

Bà Đạm Thư kể chuyện mẹ liệt sĩ Nguyễn Thái Bình - Ảnh: T.ĐIỂU

Bà Đạm Thư kể chuyện mẹ liệt sĩ Nguyễn Thái Bình - Ảnh: T.ĐIỂU

Con là anh hùng, mẹ là bà tiên

Anh Nguyễn Thái Bình sinh năm 1948 tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, từng theo học tại Trường Pétrus Ký, Cao đẳng Nông-Lâm-Súc trước khi du học tại Mỹ năm 1968.

Trong 4 năm du học, anh là một trong những du học sinh Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào phản chiến ở Mỹ.

Tại lễ nhận bằng tốt nghiệp hạng danh dự ở Viện đại học Washington tháng 5-1972, anh đã đứng lên tố cáo tội ác chiến tranh Việt Nam bằng những lời lẽ đanh thép:

"Hàng trăm vụ ném bom bằng B-52, hàng ngàn tấn bom napan, bom lân tinh, chất khai quang… tất cả đều đổ lên đầu trẻ thơ vô tội và những người già, tàn phá nhà thờ, trường học, chùa chiền, bệnh viện tại Việt Nam… Tôi kêu gọi tất cả các bạn hãy lên tiếng vì hòa bình, đứng về phía công lý và giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam…".

Liệt sĩ Nguyễn Thái Bình

Liệt sĩ Nguyễn Thái Bình

Sau những hành động kêu gọi phản chiến mạnh mẽ, anh bị trục xuất và sát hại trên chuyến bay trở về Sài Gòn ngày 2-7-1972.

Dường như biết trước kết cục của mình khi kêu gọi phản chiến, trong khi máy bay hạ cánh tiếp dầu ở đảo Guam, anh viết vội dòng thư cho gia đình, gửi lại những tâm tư, tình cảm yêu thương cùng hy vọng mãnh liệt về tương lai tươi sáng của dân tộc:

"Con biết ba má và các em con sẽ khổ nhiều trong cuộc sinh ly hay tử biệt này... Đau khổ này của ba má ví bằng đau đớn của bao triệu cha mẹ Việt Nam mất đi đứa con yêu… Con có hy sinh thì cái chết này không phải là sự chấm dứt mà là sự khởi đầu cho một sự hồi sinh của thế hệ tương lai".

Sinh viên Nguyễn Thái Bình phát truyền đơn kêu gọi phản chiến tại Viện đại học Washington, Mỹ tháng 5-1972

Sinh viên Nguyễn Thái Bình phát truyền đơn kêu gọi phản chiến tại Viện đại học Washington, Mỹ tháng 5-1972

Tại buổi khai mạc trưng bày, bà Đạm Thư - người từng tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Hà Nội thời kháng Pháp - cho biết bà rất xúc động khi được đọc lại câu chuyện của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình bởi từng có duyên gặp mẹ của liệt sĩ này và rất ấn tượng về người mẹ liệt sĩ được gọi là bà tiên.

Cuối năm 1975, khi đang làm việc ở báo Phụ Nữ, bà cùng với một số đồng nghiệp đã có chuyến công tác dài ngày ở miền Nam. Tới TP.HCM, nhóm của bà đã đến thăm mẹ của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình.

Bà Nguyễn Thị Anh, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình, bên di ảnh con

Bà Nguyễn Thị Anh, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình, bên di ảnh con

Bà tên Nguyễn Thị Anh, nhưng các em nhỏ ở trường mẫu giáo nơi bà làm việc không gọi bà bằng tên thật mà gọi là bà tiên. Bởi bà rất hiền, được mọi người yêu quý và bà nấu ăn rất khéo.

Thời kỳ đất nước vừa qua chiến tranh vô cùng khó khăn, thực phẩm khan hiếm, nhưng bà nấu ăn rất khéo, chế biến được rất nhiều món ngon từ những nguyên liệu rất nghèo nàn thời bấy giờ để mang tới những bữa ăn hạnh phúc hơn cho các bé.

Học sinh Trường Pétrus Ký biểu tình lên án chính quyền Việt Nam Cộng hòa đồng lõa với chính quyền Lonnol tàn sát Việt kiều tại Campuchia năm 1970

Học sinh Trường Pétrus Ký biểu tình lên án chính quyền Việt Nam Cộng hòa đồng lõa với chính quyền Lonnol tàn sát Việt kiều tại Campuchia năm 1970

Hưởng ứng phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe, học sinh, sinh viên tổ chức Đại hội văn nghệ mừng Tết Quang Trung trước thềm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân ngày 26-1-1968

Hưởng ứng phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe, học sinh, sinh viên tổ chức Đại hội văn nghệ mừng Tết Quang Trung trước thềm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân ngày 26-1-1968

Học sinh, sinh viên Hà Nội làm lễ cầu hồn cho anh Trần Văn Ơn tại Nhà thờ lớn Hà Nội ngày 20-1-1950

Học sinh, sinh viên Hà Nội làm lễ cầu hồn cho anh Trần Văn Ơn tại Nhà thờ lớn Hà Nội ngày 20-1-1950

Học sinh rước ảnh anh Trần Văn Ơn trong buổi diễu hành ngày 20-1-1950

Học sinh rước ảnh anh Trần Văn Ơn trong buổi diễu hành ngày 20-1-1950

Sân trường kỷ niệm - Kỳ 4: Petrus Ký - những mùa hè đi qua đời tôi

TTO - Bắt đầu những ngày hè của năm tiểu học cuối cùng là bọn học sinh lớp nhất năm 1965 (nay là lớp 5) bỗng trở nên căng thẳng. Những mùa hè về trước, bắt đầu một mùa hè thì 'ta chỉ có một mùa hè thôi' để chơi đùa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar