07/06/2020 14:21 GMT+7

Chuyện nhà: Khoái cảm ăn gian

HẢI LINH
HẢI LINH

TTO - Phải nói ngay là ăn gian không gian, chứ không phải chuyện khuất tất.

Chuyện nhà: Khoái cảm ăn gian - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Nàng không nhớ mình có khái niệm không gian từ khi nào, hình như từ khi biết chơi... chòi. Nói khái niệm hơi... nhón so với trí óc đứa trẻ, nhưng nhón mơ về ngôi nhà bát ngát thì chắc chắn đã khởi động từ khi con bé trong nàng, không hiểu sao rất ưa... ngó xa "cho sướng mắt". 

Mẹ kể các chòi của nàng có thể lêu khêu yếu ớt so với bạn, nhưng luôn thông thống hoa kiểng, dù chỉ hoa giả đò.

Vì nghịch cảnh, từ năm mười hai đến mười lăm tuổi nàng phải cư trú trong ngôi nhà chật chội, chen chúc nhưng được mẹ ưu tiên góc riêng quây kín riđô. 

Vậy là, thay vì chọn góc giữa, nàng xin mẹ quây màn sát bếp, với thâm ý đêm đêm khi mọi người yên giấc, nàng sẽ mở banh riđô nhìn ra bếp, tạo cảm giác "không gian của mình" thoáng đãng hơn. 

Bên trong riđô, nàng còn treo thêm tờ lịch phong cảnh cũ, để khi màn đóng mắt nàng cũng phiêu du tuốt ra... rừng. Đó là lần đầu tiên nàng biết tới khoái cảm ăn gian thị giác. Chính cái không gian tin hin hai mét vuông đã dạy nàng hiểu động cơ làm đẹp nơi cư trú chỉ là nhu cảm riêng của chính mình.

Mười bảy tuổi bỏ trường đi kháng chiến, lần đầu tiên nàng có "căn nhà" độc lập. Gọi nhà cho oai nhưng thực ra chỉ là mấy cọc cây rừng phủ nilông hay lá trung quân. Sống một mình, trong rừng, nhưng nàng vẫn ưa rộng, ưa đẹp; moi đất gò mối trét sân nền láng o, hái lan treo lủng lẳng, bứng mật cật non làm kiểng bao quanh... 

Mọi thứ dễ ợt, đơn sơ nhưng so với sinh hoạt khuôn nếp chiến khu nàng vẫn bị kêu rêu tiểu tư sản, "cách xa quần chúng". Nàng sợ lắm, nhưng sau nhiều lần nghiêng chao phía sợ/phía đẹp, nàng chọn phía đẹp, theo ý riêng, tất nhiên.

Rời chiến khu về phố năm 1975, tạm trú trong căn phòng khách sạn tum hum, sau đó là ký túc xá sinh viên tum húm ở Matxcơva, nàng lại có dịp phát huy khoái cảm... ăn gian. Xưa hay nghe mẹ răn muốn đẹp phải dọn dẹp, giờ nàng tự răn thêm: muốn rộng phải động não. 

Cứ vậy, sau liên tu lần xoay trở, cái ổ dăm mét vuông bên Tây lẫn bên ta của nàng mỗi ngày - vẻ như - thoáng hơn, dù đôi khi chỉ là ảo giác.

Những năm ở rừng và quê ngoại sát con sông lớn đã cho nàng tình yêu thiên nhiên thiết tha, nhưng trớ trêu quá nửa đời nàng vẫn chưa có nổi ngôi nhà rộng. 

Nên chi nàng phải ăn gian trên hai "cái ổ" của mình: căn hộ chung cư Sài Gòn dù sao cũng có thẻo bancông đủ xếp dăm chậu kiểng, căn hộ nội thành của anh xã bên Tây vô phương vì không có bancông, không được phép đập phá. 

Nàng phải động não: Lần này khoảnh tường được đo cẩn thận, để sau đó một mành tre đúng cỡ được mang sang che bớt bêtông. Lần khác dăm cánh bèo xanh trong tô nước. Nhiều lần khác luân phiên hoa kiểng rẻ do thiếu sương, thiếu gió... 

Về thực chất, tất cả những điểm tô kia làm chật hơn diện tích, nhưng cho ra biên giác rộng hơn trong mắt kẻ... ăn gian.

Hơi giống con cáo chê chùm nho xanh, trong nỗi tủi thân kiếp này chắc chắn không có ngôi nhà lớn, nàng cũng e mình không thích hợp với dinh cơ bát ngát, sẽ bối rối, nhấp nhứ trước mênh mông. 

Và trong cái mênh mông đó nàng sẽ mất đi thứ đam mê đã trở thành khoái cảm. Mà thôi, đã nói nhà/ổ thì phải ấm. Sao sao cũng phải ấm trước đã...

Chuyện nhà: Những góc riêng trong một căn nhà

TTO - Hồi đó, góc riêng trong nhà của tôi là... cái hốc kẹt tủ, khoảng trống giữa cái hông tủ với cái vách nhà, nơi tôi có thể ngồi dựa vách đọc sách mà không bị ai quấy rầy.

HẢI LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar