18/08/2017 08:42 GMT+7

​Chuyện hai đứa trẻ xa mẹ ở Bình Hẻm

HÀ THANH - DƯƠNG LIỄU
HÀ THANH - DƯƠNG LIỄU

TTO - Thương mẹ vất vả, Quách Thị Mai (14 tuổi) ở xã Bình Hẻm, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình vừa thay mẹ chăm em trai, vừa tự chăm sóc cho bản thân mình.

Trong căn nhà mái thủng lỗ chỗ, đến bàn học còn không có, Mai phải hướng ra phía cửa sổ để học bài - Ảnh: HÀ THANH

Rứt ruột gửi gắm đứa con gái đang bệnh tật và thằng út ở nhà cho bác họ, chị Bùi Thị Thú (37 tuổi, ) lặn lội xuống Hà Nội làm phụ hồ, kiếm tiền nuôi con ăn học. 

Mai năm nay lên lớp 9, Trường THCS Bình Hẻm, còn cậu út năm nay cũng lên lớp 6. Trong căn nhà sàn mái thủng lỗ chỗ, cửa nẻo xiêu vẹo, hai chị em Mai tự chăm sóc nhau khi mẹ vắng nhà. Những ngày mưa gió có người bác họ qua thăm nom, ngủ cùng cho chị em Mai đỡ sợ.

Chị cả thay mẹ chăm em

Ở tuổi của Mai tự chăm sóc mình đã khó, vậy mà Mai ra dáng chị lớn lắm. Chăm sóc, nấu cơm, giặt giũ quần áo, tắm táp cho em trai, việc gì Mai cũng làm hết. Cứ thế căn nhà dù thiếu vắng bàn tay mẹ, song hai chị em vẫn bảo ban nhau ngoan ngoãn, cố gắng học hành.

So với hoàn cảnh của các bạn, em thấy mình khó khăn hơn. Nhưng dù khó khăn đến mấy em vẫn cố gắng học để vững niềm tin cho mẹ. Có mẹ, em tin mình sẽ học tập tốt như các bạn. Ước mơ của em là trở thành cô giáo”.
Quách Thị Mai

Mai hơi rụt rè khi thấy người lạ đến chơi nhà, cũng bởi ngôi nhà của em hiếm khi có khách đến và vắng hẳn tiếng cười khi bố Mai qua đời.

Chị Bùi Thị Thú, mẹ của Mai nhớ rất rõ: “Suốt mấy ngày anh không uống rượu đâu. Ngày 13-12-2015, đi chăn trâu về, anh tắm rửa thì lăn ra ốm. Bác sĩ khám nói tụt huyết áp, thế mà 4 ngày sau anh mất”. Chị Thú rưng rưng nói ngày trước vợ chồng chăm chỉ cấy lúa, làm nương thì không đói đâu, nhưng từ khi chồng mất, ba mẹ con khổ lắm.

Khổ quá, chị Mai đành gửi gắm hai đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn cho người bác họ trông giùm. Một mình chị lặn lội xuống huyện Đông Anh, Hà Nội làm phụ hồ cho người ta, mỗi ngày nhận tiền công là 180.000 đồng.

“Ban đầu tôi tính đi làm công ty, nhưng sợ đi làm công ty không về được với con đành đi làm phụ hồ. Vất vả lắm, đi làm mà cứ tối đến nhớ hai đứa nó là tôi lại khóc” - giọng chị Mai nghẹn ngào.

Không có mẹ ở nhà nhưng sáng nào Mai cũng chủ động dậy sớm cho mấy con lợn ăn trước. Xong đâu đó Mai nấu cơm, chuẩn bị bữa sáng cho hai chị em rồi soạn sách vở đến trường.

Mỗi khi mẹ sắp xếp về thăm, chị em Mai đều quấn quýt bên mẹ, căn nhà như ấm áp hơn khi có bàn tay mẹ - Ảnh: HÀ THANH

‘Khổ bằng nào mẹ cũng nuôi em ăn học’

Trong câu chuyện kể, chị Thú luôn nhắc con gái phải thật khỏe mạnh, uống thuốc đúng giờ. Còn cậu út thương chị, nhắc chị “ăn thật nhiều cơm, uống thật nhiều nước mới khỏe được”.

Năm ngoái cổ họng Mai bỗng dưng sưng to, chị Thú đưa con đến Bệnh viện Hòa Bình khám thì bác sĩ chuẩn đoán bướu cổ. Sức khỏe con gái yếu dần, hai mẹ con dắt díu nhau xuống Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) khám thì bác sĩ chuẩn đoán bị viêm tuyến giáp.

“Ở bệnh viện suốt hai tháng, mẹ con chỉ khóc, mẹ lo chăm em cũng sụt xuống còn 36kg. Bây giờ con khỏe rồi, chỉ cần uống thuốc điều trị thường xuyên. Các cô, các chú, anh em ai cũng thương và động viên bảo mẹ con cố gắng lên” - chị Thú tâm sự.

Có lẽ lâu rồi hai chị em Mai mới được ở bên mẹ. Chị Thú cứ khóc rưng rức khi nhìn hai đứa con thơ đang còn nhỏ dại phải xa mẹ.

Chị kể, hôm trước mấy chị em phụ hồ trò chuyện với nhau ở vùng núi có nhiều người đến bắt trẻ con bán. Nghĩ đến hai đứa con nước da trắng trẻo ở một mình trong núi đồi, thấy sợ nên chị Thú bỏ việc bắt xe ngược về Hòa Bình thăm con. Thấy hai đứa chăm ngoan, nghe lời bác thì lòng người mẹ mới thở phào nhẹ nhõm.

Ở Hà Nội một thân một mình làm lụng vất vả, kiếm tiền nuôi hai đứa con ăn học, song chị Thú nói xót xa nhất là vào những đêm mưa gió bão bùng, chị nằm khóc vì nhớ con, xót con mà không biết làm thế nào.

“Nhà cửa xiêu vẹo, đến cửa còn không có, chỉ sợ gió sập nhà, xót xa lắm nhưng vẫn dặn lòng cố gắng. Mẹ dặn dò con gái ở nhà trông em, mẹ đi làm về gửi tiền mua quần áo, sách vở cho các con vào năm học mới” - chị Thú nghẹn lại.

Xa hai đứa con còn nhỏ dại, “thân cò” lặn lội kiếm tiền nuôi con, song chị Thú quả quyết: “Tôi nghĩ có khổ bằng nào cũng cố cho con học trưởng thành, học bằng người ta, thương mẹ, thương em là mẹ mãn nguyện”.

Giữa núi rừng Tây Bắc, Mai càng lớn lên càng xinh xắn, trắng trẻo như thiếu nữ mới lớn giữa đại ngàn. Dù sức khỏe yếu, nhưng Mai chăm chỉ làm gấp đôi, làm luôn phần mẹ, vừa chăm em, vừa chăm đàn heo. Vừa học, vừa làm nhưng năm nào Mai cũng đạt học sinh tiên tiến. “Bố nó mà còn sống thì năm nào cũng dán bằng khen, giấy khen của các con lên vách nhà đó” - chị Thú tâm sự.

Còn Mai tiếc nuối nói chỉ có năm ngoái em bị bệnh, phải đi viện mất hai tháng trời thì chỉ đạt học sinh tiên tiến kỳ hai thôi. “Nhưng em thích học, thích đến trường lắm” - Mai chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Bùi Văn Luyện - bí thư đoàn xã Bình Hẻm chia sẻ ở vùng này có nhiều hoàn cảnh khó khăn nhưng hoàn cảnh của em Quách Thị Mai khó khăn nhất. “Dù khó khăn nhưng Mai có cố gắng, có nghị lực vươn lên, đều tham gia việc học tập đầy đủ” - anh Luyện xác nhận.

Từ ngày 24-7, báo Tuổi Trẻ giới thiệu 100 gương học sinh (từ tiểu học đến THPT) vượt khó vươn lên trong học tập trên tuoitre.vn. Mỗi tấm gương hiếu học này sẽ nhận được một suất học bổng “Đèn đom đóm” trị giá 3 triệu đồng/suất để phần nào chia sẻ khó khăn với các em. Đây là chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức.
HÀ THANH - DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar