06/10/2023 17:54 GMT+7

Chuyển giáo viên từ trường thiếu sang… trường thừa

Một số địa phương ở Đắk Lắk chuyển giáo viên từ trường thiếu sang… trường thừa.

Việc điều chuyển giáo viên bất hợp lý khiến Trường tiểu học Lê Lợi "trắng" giáo viên tiếng Anh - Ảnh: TÂM THÀNH

Việc điều chuyển giáo viên bất hợp lý khiến Trường tiểu học Lê Lợi "trắng" giáo viên tiếng Anh - Ảnh: TÂM THÀNH

Ngày 6-10, lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết đã yêu cầu kiểm điểm đối với các cá nhân, tập thể liên quan đến việc chuyển giáo viên từ trường thiếu sang… trường thừa, gây bức xúc, khó khăn trong công tác dạy học.

Nơi 'trắng' giáo viên, chỗ 'ngồi chơi xơi nước'

Trước đó, cuối tháng 8-2023, cô P.T.H.T., giáo viên tiếng Anh tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Tân Hòa, Buôn Đôn), được điều chuyển về Trường tiểu học và THCS Ama Trang Lơng (xã Ea Bar, Buôn Đôn).

Việc điều chuyển này không có sự thống nhất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Buôn Đôn, gây ra tình huống éo le. Cô T. là giáo viên tiếng Anh duy nhất tại Trường tiểu học Lê Lợi, nên khi cô chuyển đi, trường này không có giáo viên dạy môn này cho 312 học sinh.

Nhà trường buộc phải hợp đồng giáo viên dạy môn tiếng Anh. Với số học sinh đông, giáo viên tiếng Anh thiếu, do đó học sinh của Trường tiểu học Lê Lợi chỉ học được 2/4 tiết môn học bắt buộc này.

Trong khi đó, nơi cô T. được chuyển đến đã có 3 người dạy tiếng Anh, nâng tổng số giáo viên bộ môn này lên 4. Tại trường mới, cô T. còn được phân công dạy một số môn khác vì không đủ tiết tiếng Anh để bố trí.

Tình trạng chuyển giáo viên từ trường thiếu đến trường thừa cũng xảy ra ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk trong năm học này.

Tại Trường tiểu học Y Jut (xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk), tình trạng học sinh phải ghép lớp khiến việc dạy và học khó khăn, kém hiệu quả trong nhiều năm. 

Ông Nguyễn Đức Hùng - hiệu trưởng Trường tiểu học Y Jut - cho biết toàn trường có 315 học sinh, biên chế 15 lớp và chỉ có 15 giáo viên. Thiếu giáo viên, trường phải ghép 2 lớp thành 1 lớp ở các khối 3, 4, 5 với sĩ số hơn 50 học sinh/lớp.

Thiếu giáo viên phải ghép hai lớp thành 1, bàn học sinh kê sát bục giảng - Ảnh: TRUNG TÂN

Thiếu giáo viên phải ghép hai lớp thành 1, bàn học sinh kê sát bục giảng - Ảnh: TRUNG TÂN

Việc ghép lớp khiến tổ chức lớp học bị thay đổi. Các dãy bàn học phải kê sát nhau và tràn lên tận bục giảng. Thầy cô muốn quan sát, cầm tay uốn nắn chữ viết cho học sinh rất khó khăn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo ông Hùng, hiện trường còn thiếu 7 giáo viên tiểu học, 1 giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, vừa qua, lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk lại ký quyết định điều động cô T.T.P.D., giáo viên âm nhạc (văn bằng 2 là đại học tiểu học), đến nhận công tác tại Trường tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Ea Knuếc).

Điều đáng nói, khi cô D. đến thì Trường tiểu học và THCS Lê Văn Tám cũng đang thừa 1 giáo viên tiểu học.

Vì đang dư giáo viên nên khi cô D. đến trường mới gặp phải tình cảnh dở khóc, dở mếu vì phải sang "dạy hỗ trợ" tại Trường tiểu học Lê Lợi (gần với nơi dạy cũ, Trường tiểu học Y Jut - PV).

Phòng nội vụ 'tự ý' chuyển giáo viên?

Trả lời về việc điều chuyển giáo viên kiểu "ngược đời", lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo 2 huyện Buôn Đôn và Krông Pắk đều nói không hề hay biết. Tất cả quy trình tham mưu điều chuyển giáo viên đều do Phòng Nội vụ thực hiện, không tham khảo ý kiến của đơn vị chuyên môn!

Theo vị này, ngoài trường hợp cô D., tại huyện có một số trường hợp điều chuyển giáo viên từ trường thiếu sang trường thừa nữa.

"Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chuyên môn, nắm bắt và tính toán việc thừa thiếu giáo viên tại các trường. Tuy nhiên những vụ điều chuyển từ nơi thiếu đến nơi thừa như vừa qua, phòng không được biết" - lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pắk phân trần.

Cũng theo vị này, năm học 2023-2024 huyện thiếu 186 giáo viên, phòng đã tham mưu và huyện cho chủ trương khuyến khích giáo viên dạy liên trường.

Theo đó, giáo viên bộ môn ở trường thừa sẽ đến trường thiếu gần đó để dạy hỗ trợ. Việc dạy liên trường này trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của giáo viên, không có phụ cấp đi lại.

"Các thầy cô giáo mất công di chuyển để hỗ trợ các trường còn thiếu giáo viên bộ môn nhưng tổng số tiết dạy vẫn đảm bảo 23 tiết/tuần với giáo viên tiểu học, 19 tiết/tuần với giáo viên THCS", vị này nói.

Đến nay, phòng đã ra 24 quyết định cho 24 giáo viên đi dạy liên trường và đang tính toán, điều chuyển thêm thì huyện có quyết định dừng chủ trương này.

Không những vậy, Phòng Nội vụ huyện còn tham mưu điều chuyển một số giáo viên, nhưng do không nắm chuyên môn giảng dạy nên dẫn đến việc chuyển từ trường thiếu sang trường thừa. "Nơi thiếu thì trắng giáo viên bộ môn, trong khi thầy cô ngồi chơi xơi nước ở trường mới, gây xáo trộn việc giảng dạy", vị này bức xúc.

Bà Ngô Thị Minh Trinh - phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết sẽ cho kiểm tra thông tin phóng viên phản ánh. Bà đề nghị gửi câu hỏi đến Văn phòng UBND huyện để địa phương phản hồi bằng văn bản.

Trong khi đó, ông Phạm Trung Nghĩa - chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - cho biết đã yêu cầu ông Nguyễn Hữu Truyền - trưởng Phòng Nội vụ - báo cáo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân có liên quan, thiếu sự phối hợp trong công tác tham mưu cho UBND huyện việc điều động giáo viên trong thời gian qua.

UBND huyện sẽ lập đoàn kiểm tra, rà soát lại trường học thuộc thẩm quyền quản lý để xem xét những vấn đề còn bất cập, thừa thiếu cục bộ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục…

Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng không thể tuyển dụng

Ngày 24-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị phát triển giáo dục Tây Nguyên. Lãnh đạo các địa phương đều nêu thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng nhưng không thể tuyển dụng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar