25/01/2024 13:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyên gia sốt ruột khi 400 tấn vàng nằm trong dân, cần bỏ độc quyền vàng miếng SJC

'Việc duy trì độc quyền SJC sẽ tạo sự chênh lệch rất lớn trong khi ở nước ngoài, ngân hàng trung ương không trực tiếp quản lý vàng'.

Tọa đàm

Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" - Ảnh: VGP

Ngày 25-1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm 'Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững'.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng - phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, quốc tế coi vàng là hàng hóa, gồm vàng vật chất (thỏi, miếng, đồng tiền vàng và trang sức) và phi vật chất (vàng tài khoản và chứng chỉ), được giao dịch thông dụng trên thị trường.

Tuy nhiên, nghị định 24 quản lý hoạt động kinh doanh vàng chỉ đề cập vàng vật chất, vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và Nhà nước sản xuất, độc quyền kinh doanh vàng miếng.

Người dân không nên chạy theo giá vàng đang tăng mạnh

"Việc duy trì độc quyền SJC sẽ tạo sự chênh lệch rất lớn trong khi ở nước ngoài, ngân hàng trung ương không trực tiếp quản lý vàng" - ông Hùng nói và đề nghị cần xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng nếu cho rằng đây là loại hàng hóa thông thường.

Ông Nguyễn Việt Anh - phó tổng giám đốc TP Bank - chỉ ra thị trường vàng vừa qua bị tác động bởi các yếu tố như tâm lý, chính trị, vĩ mô và biến động của lạm phát, cũng như yếu tố bong bóng.

Do đó, ông cho rằng người dân không nên vội vã chạy theo biến động mạnh của giá vàng. Bởi thực tế giá vàng tăng mạnh, người dân mua vàng nhiều đẩy giá tăng, nhưng chỉ sau công điện của Thủ tướng, giá vàng giảm ngay lập tức.

"Nếu thị trường thanh khoản ít, nguồn cầu nhiều mà cung ít tạo ra yếu tố tăng giá mạnh khi chỉ có người mua mà không có người bán. Đó là cơ chế hình thành bong bóng, giá tăng một cách vô lý. Vì vậy, việc điều hành giá vàng cần điều hành cả tâm lý người dân trước biến động giá vàng" - ông Việt Anh nói.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội, ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách, việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và vàng nguyên liệu, lấy thương hiệu vàng SJC là thương hiệu quốc gia là không phù hợp.

Bởi người dân có tâm lý tích trữ vàng để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro, trong đó ưu tiên lựa chọn SJC. Tình trạng mất cân đối cung cầu tạo ra sự không bình đẳng giữa các thương hiệu vàng bốn số 9 so với vàng SJC.

Chưa kể giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch đã gây nên tình trạng nhập lậu, buôn lậu vàng do lợi nhuận cao. Việc quản lý không tốt thị trường vàng còn dẫn tới thất thu thuế, không tạo ra cạnh tranh, minh bạch và bình đẳng, không cân đối được ngoại tệ để quản lý tỉ giá.

Theo đó, ông Cường đề nghị cần sửa đổi nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng miếng. Không nhất thiết độc quyền nhà nước về thương hiệu vàng, nhằm đáp ứng nhu cầu người dân. Cần xem xét lại về việc duy trì vàng thương hiệu quốc gia để trả lại cho vàng là loại hàng hóa thông thường.

Thay đổi cách quản lý để vàng là hàng hóa thông thường

Ông cũng đề nghị thành lập sàn giao dịch vàng do đây là loại hàng hóa đặc biệt, từ xưa đến nay có chức năng tích trữ, bảo toàn rất cao. Thêm nữa là cần sử dụng công cụ phái sinh, bán vàng theo hợp đồng và tương lai, nhập khẩu vàng theo thị trường.

GS.TS Trần Thọ Đạt - chủ tịch hội đồng khoa học và đào tạo, Trường đại học Kinh tế quốc dân - nhận định thực tế biến động giá vàng năm qua chỉ 5-6%, so với lãi suất thì thấp hơn nhiều.

Tuy vậy, việc người dân lựa chọn tích trữ vàng để vừa là phương tiện đầu cơ, vừa là phương tiện trú ẩn dẫn tới một khối lượng lớn vàng "nằm chết" trong khu vực người dân với khoảng 400 tấn.

Do đó, ông Đạt mong thay đổi tư duy về cách quản lý thị trường vàng. Cơ quan điều hành cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược với thị trường vàng như là bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính, mang tính hội nhập và liên thông với thế giới.

"Nhiều nước cho phép huy động vốn thông qua chứng chỉ chứng nhận vàng do Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước phát hành để đảm bảo an toàn. Việc mua bán chứng chỉ chứng nhận vàng phải tuân theo quy luật chặt chẽ", ông nêu.

Ông Đạt cũng đề nghị cần nghiên cứu cho phép sở giao dịch hàng hóa được giao dịch mặt hàng vàng thông qua các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn. Các thành viên tham gia phải đáp ứng được tiêu chuẩn chặt chẽ. Cùng với đó là việc thành lập quỹ tín thác bằng vàng để phát huy vai trò như quỹ bình ổn, góp phần làm kinh tế vĩ mô ổn định.

Giá vàng tuột dốc không phanh sau yêu cầu bình ổn thị trường vàng của Thủ tướng

Từ mức 79,2 triệu đồng/lượng buổi trưa, lúc 14h15 chiều nay, 28-12, giá vàng miếng SJC chỉ còn 76 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán xa chưa từng có. Người có vàng đổ ra bán.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lập quỹ nhà ở quốc gia, nhà nước góp từ 5.000 - 10.000 tỉ đồng làm nhà ở xã hội

Quỹ nhà ở quốc gia là quỹ tài chính ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, quy mô vốn khi thành lập tối thiểu 5.000 tỉ, sau đó nâng lên 10.000 tỉ đồng.

Lập quỹ nhà ở quốc gia, nhà nước góp từ 5.000 - 10.000 tỉ đồng làm nhà ở xã hội

Mỹ để ngỏ việc duy trì mức thuế cơ bản 10%

Mỹ để ngỏ khả năng giữ thuế quan cơ bản 10%, bất chấp lo ngại về việc tăng thuế và phản đối từ dư luận.

Mỹ để ngỏ việc duy trì mức thuế cơ bản 10%

Giải pháp quốc gia chặn hàng giả, hàng nhái

Giải pháp định danh, xác thực, truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang được phát triển để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Dự kiến, Bộ Công an sẽ chủ trì cấp mã định danh cho mọi loại hàng hóa tại Việt Nam qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Giải pháp quốc gia chặn hàng giả, hàng nhái

Ông Putin: Phương Tây muốn 'cắt đứt' Nga với dầu khí, nếu lệ thuộc vào dầu khí Nga sẽ mất nước

Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ không thể giữ được chủ quyền quốc gia nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ dầu khí và từ bỏ sản xuất trong nước để phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Ông Putin: Phương Tây muốn 'cắt đứt' Nga với dầu khí, nếu lệ thuộc vào dầu khí Nga sẽ mất nước

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến 'nằm ở đâu' tại TP.HCM và Đà Nẵng?

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam sẽ được thành lập vào cuối năm 2025 tại TP.HCM và Đà Nẵng theo kế hoạch đang được Bộ Tài chính trình Thủ tướng.

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến 'nằm ở đâu' tại TP.HCM và Đà Nẵng?

Tin tức sáng 21-7: Công ty BĐS giải trình vì cổ phiếu 'nóng'; Trợ cấp thai sản mới bao nhiêu?

Tin tức đáng chú ý: Một doanh nghiệp bất động sản liên tục giải trình vì cổ phiếu tăng nóng; Công ty cổ phần Vận tải biển Sài Gòn bị phạt vì 'ém' nhiều tài liệu; Mức hưởng trợ cấp thai sản mới nhất...

Tin tức sáng 21-7: Công ty BĐS giải trình vì cổ phiếu 'nóng'; Trợ cấp thai sản mới bao nhiêu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar