11/11/2023 08:59 GMT+7

Chuyên gia lo khi Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục sinh ít con

Trong 63 tỉnh thành có 9 tỉnh đang có mức sinh thay thế, 33 tỉnh có mức sinh cao và 21 tỉnh thành có mức sinh thấp, đặc biệt thấp trong số này là khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉ lệ dân số thành thị trên tổng dân số

Tỉ lệ dân số thành thị trên tổng dân số

Tại hội thảo vừa được tổ chức ở Hà Nội, ông Mai Trung Sơn, phó vụ trưởng Vụ Quy mô dân số - kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tại Việt Nam đã giảm từ 3,93% năm 1960 xuống 0,97% năm 2022, quy mô dân số hiện đã vượt 100 triệu người.

Tương tự, mức sinh chung cũng đã giảm từ 6,4 con/bà mẹ năm 1960 xuống 2,01 con/bà mẹ năm 2022, tuy nhiên mức sinh này không đều và đã có khu vực xuống thấp đến mức lo ngại.

Đẻ nhiều - đẻ ít đều khó sửa?

Theo ông Sơn, 9 tỉnh có mức sinh thay thế có tổng dân số dưới 20 triệu người, trong khi khu vực có mức sinh thấp có dân số xấp xỉ 40 triệu. Qua 4 lần tổng điều tra dân số thì mức sinh ở các tỉnh này đều giảm và hiện đã giảm sâu, như Đông Nam Bộ hiện còn 1,56 con, nếu xuống tiếp đến mức dưới 1,3 con/bà mẹ thì rất khó khôi phục.

Đồng bằng sông Cứu Long cũng là khu vực có mức sinh thấp, năm 1990 ở đây bình quân 1 bà mẹ tuổi sinh đẻ có 4 con, hiện con số này là 1,8. Tuy nhiên bức tranh trái ngược là ở vùng/nhóm dân cư có đời sống khó khăn hơn lại sinh nhiều hơn, như Tây Nguyên trước bình quân 6 con/bà mẹ nay ở mức 2,4; Tây Bắc trước gần 5 con/bà mẹ nay 2,4.

Khu vực Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng trước đây đã giảm nhưng hiện tăng trở lại, nhiều gia đình 3 con hoặc hơn nữa. Qua rà soát các nhóm dân cư cho thấy nhóm nghèo nhất và trình độ tiểu học hoặc thấp hơn là đẻ nhiều nhất.

Mặc dù mức sinh đã giảm về mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì hơn 10 năm nay, nhưng dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, theo phương án trung bình đến năm 2069 dân số Việt Nam là 117 triệu người, tuy nhiên số người tăng thêm mỗi năm sẽ giảm dần và từ năm 2059 có thể là số âm, tức là quy mô dân số không tăng thêm.

Nhóm trẻ dưới 14 tuổi dần sẽ ít hơn so với nhóm người cao tuổi, năm 2019 cứ 2 trẻ em thì có 1 người già, đến năm 2062 bình quân cứ 2 trẻ em có 3 người cao tuổi.

Vì sao vùng sinh ít cứ không chịu sinh thêm?

Việt Nam đã có chính sách khuyến sinh hay chưa và đã cần chính sách này? Thực tế các chuyên gia đã lo ngại mức sinh thấp và có xu hướng giảm thêm ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh Nam Trung Bộ.

Từ đó đề xuất trong chính sách dân số thì có cách làm riêng với từng khu vực sinh nhiều - sinh ít, ở khu vực mức sinh thấp cần chính sách khuyến sinh.

Hện nay vùng mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành: TP.HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Từ năm 2019, trong chiến lược dân số đến năm 2030 đã có những quy định hoặc đề xuất nhằm khuyến sinh tại các vùng có mức sinh thấp/khi mức sinh giảm thấp. Trong đó có cả chính sách hỗ trợ khi mua nhà, trường học, chăm sóc sức khỏe... với các gia đình sinh đủ 2 con.

Tại hội thảo vừa diễn ra, Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết dự luật dân số đề xuất thưởng tiền (một lần) cho phụ nữ sinh con thứ 2.

Tuy nhiên các chính sách, dự thảo này đều chưa đưa vào thực tế, trong khi chi phí chăm sóc trẻ lại tăng cao, nhà trẻ, trường mẫu giáo chưa đủ theo nhu cầu trong khi mức lương thấp, cả cha và mẹ đều phải đi làm mới lo được cuộc sống, sinh thêm con thì thêm vất vả và không đủ tài chính chăm lo cho trẻ.

Đây là những lý do được nói đến nhiều nhất trong tình hình vùng nghèo, đẻ nhiều thì khó kéo giảm, vùng kinh tế khá hơn và đẻ ít quá thì lại khó nâng tỉ lệ sinh. Vòng luẩn quẩn này nếu không có những chính sách rõ ràng và thực chất hơn sẽ tiếp tục kéo dài. 

Việt Nam có nguy cơ mức sinh xuống thấp như Hàn Quốc, Nhật Bản hay không? Nhiều chuyên gia đánh giá chưa đến mức độ như vậy trên phạm vi cả nước, nhưng ở một số vùng thì hoàn toàn có thể xảy ra. 

Dân số 100 triệu: Cơ hội - Thách thức và Khát vọng

2023 - dân số đạt 100 triệu và thời kỳ "dân số vàng" vẫn tiếp diễn là cơ hội lớn của nguồn nhân lực khổng lồ mang theo khát vọng, kỳ vọng lớn về tương lai rực rỡ của đất nước. Và tất nhiên đi kèm là những thách thức không nhỏ.




Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar