09/07/2020 16:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyện gì xảy ra nếu không tìm ra vắcxin COVID-19?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Thế giới có lẽ cần chuẩn bị cho khả năng chưa có vắcxin phòng COVID-19 trong năm nay, tức đại dịch vẫn còn kéo dài. Tuy nhiên, hi vọng le lói là khoa học sẽ sớm tìm ra một loại thuốc đặc trị.

Những nhận định chuyên môn của tiến sĩ William Haseltine, chủ tịch tổ chức học giả ACCESS Health International, đưa ra cái nhìn rõ hơn về giai đoạn tiếp theo của đại dịch COVID-19, về khả năng tìm ra thuốc hoặc vắcxin:

Chuyện gì xảy ra nếu không tìm ra vắcxin COVID-19? - Ảnh 1.

Thế giới đang trông chờ vào loại vắcxin phòng COVID-19 hiệu quả để trở lại bình thường như trước - Ảnh: REUTERS

Rất nhiều hi vọng đang đặt vào khả năng tìm ra vắcxin phòng COVID-19 vào cuối năm nay. Tuy nhiên, phải thừa nhận việc vượt qua rào cản kỹ thuật để tạo ra một loại vắcxin hiệu quả và an toàn cho phần đông dân số không phải chuyện dễ dàng.

Nếu muốn có vắcxin vào cuối năm, mọi công đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm cần phải diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo. Từ kinh nghiệm riêng tôi có thể nói điều đó vô cùng hiếm.

Vắcxin không phải là tấm khiên cản virus xâm nhập cơ thể. Nó chỉ "huấn luyện" cho cơ thể nhanh chóng kích hoạt miễn dịch trước một tác nhân lạ từ bên ngoài. Phản ứng nhanh giúp tống tháo virus khỏi cơ thể trước khi nó kịp gây hại.

Nhưng trong trường hợp COVID-19, nghiên cứu phát hiện rằng không phải ai nhiễm virus cũng đều sản sinh ra loại kháng thể vô hiệu hoá cần thiết, và càng ít người có được kháng thể này ở mức cao.

Sau gần 60 năm nghiên cứu họ virus corona, chúng tôi nhận thấy nếu hệ miễn dịch có thể quét sạch virus, thì nhiều khả năng virus có thể xâm nhập trở lại và gây bệnh.

Trong hơn 100 loại vắcxin đang phát triển, những loại thử nghiệm trên linh trưởng không ngăn được lây nhiễm qua đường mũi, mặc dù có một loại ngăn được virus lan đến phổi - cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất. 

Nhưng do COVID-19 tiến triển trên khỉ khác với người, khó mà biết vắcxin sẽ hiệu quả đến đâu.

Chúng tôi biết một số loại vắcxin đang thử nghiệm lâm sàng trên người đã gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều này có lẽ do một số thành phần (gọi chung là tá dược) quá mạnh được bổ sung vào vắcxin nhằm kích hoạt hệ miễn dịch.

Tá dược giúp vắcxin hiệu quả hơn, nhưng nếu nó khiến bệnh nhân trẻ, khoẻ tham gia thử nghiệm phải nhập viện vì sốt, ngất xỉu... thì thử tưởng tượng những người đau yếu hơn, có bệnh nền sẽ ra sao? Chưa kể người lớn tuổi có thể phải tiêm nhiều lần.

Chuyện gì xảy ra nếu không tìm ra vắcxin COVID-19? - Ảnh 2.

Con người sẽ phải học cách sống chung với COVID-19 trong một khoảng thời gian nữa - Ảnh: REUTERS

Trong khi chưa có vắcxin, vẫn còn hi vọng về một loại thuốc đặc trị COVID-19. Nó sẽ giúp chúng ta vượt qua những ngày khủng hoảng này, cùng với khẩu trang, nước rửa tay, giãn cách, để chờ đợi ngày có vắcxin.

Các nghiên cứu gần đây phát hiện 2 nhóm thuốc khá triển vọng.

Một nhóm là thuốc kháng virus có công dụng ngăn virus nhân bản. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science tháng 6, các nhà khoa học công bố 2 loại thuốc có thể ức chế enzyme sinh sản của virus SARS-CoV-2, một loại có tiềm năng hơn sắp được thử nghiệm trên người sau khi kết quả trên chó và chuột cho thấy hiệu quả tốt và không có tác dụng phụ.

Nhóm thuốc thứ 2 là kháng thể đơn dòng - tức kháng thể tạo ra trong phòng thí nghiệm có tác dụng ức chế gai của virus SARS-CoV-2, không để chúng bám vào thụ thể ACE2 trong cơ thể người. Một nhóm khoa học khác đã phát hiện 2 loại kháng thể phù hợp cho dòng thuốc này.

Mới tuần này, một loại thuốc chứa hỗn hợp kháng thể đơn dòng đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối ở Mỹ trên 2.000 người. Kết quả sẽ cho thấy liệu nó có giúp ngăn lây nhiễm, hoặc chữa trị được cho bệnh nhân COVID-19 giai đoạn sớm hay không.

Cũng giống vắcxin, thuốc đặc trị COVID-19 cũng cần thời gian thử nghiệm để chứng minh hiệu quả và tính an toàn, nhưng thời gian thử nghiệm thuốc ngắn hơn so với vắcxin. Các bác sĩ có thể nhận biết lượng virus trong cơ thể bệnh nhân thay đổi ra sao chỉ trong vài ngày.

Con đường tìm ra vắcxin có thể dài và khó hơn hơn mong đợi, nhưng chúng ta có thể nắm trong tay thuốc đặc trị sớm nhất vào đầu năm 2021. Nó sẽ giúp bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương, hoặc thậm chí điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm.

Khoa học sẽ cứu rỗi nhân loại, nhưng trước đó chúng ta cần làm mọi cách để giảm thiểu những mất mát không cần thiết, như mang khẩu trang hoặc giãn cách.

Quan chức y tế Mỹ né tránh dự báo có vắcxin COVID-19 cuối năm nay

TTO - Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khẳng định không thể biết khi nào có vắcxin phòng COVID-19, trái ngược với nhận định lạc quan của Tổng thống Donald Trump là 'có trước cuối năm'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar