26/10/2022 19:18 GMT+7

Chuyển đổi số trong ngành văn hóa: Đâu chỉ là xem kịch trực tuyến, tham quan bảo tàng ảo

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Thành tựu của chuyển đổi số trong ngành văn hóa không nên chỉ là giúp ai cũng có thể ngồi nhà xem kịch, biểu diễn nghệ thuật, tham quan bảo tàng… miễn phí trên mạng, mà quan trọng hơn là phải giúp văn hóa nghệ thuật hấp dẫn hơn, nhiều khán giả.

Chuyển đổi số trong ngành văn hóa: Đâu chỉ là xem kịch trực tuyến, tham quan bảo tàng ảo - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BTC

Hội thảo Chuyển đổi số của ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã diễn ra tại Hà Nội ngày 26-10 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với các điểm cầu trên cả nước đã mang đến nhiều tin vui trong việc thực hiện chuyển đổi số của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương - phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số của bộ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng - ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - cùng chủ trì sự kiện.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho biết không đứng ngoài xu thế cấp thiết, tất yếu của chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng - trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số của bộ - đã chỉ đạo nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số, trong đó có chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030...

Tại hội thảo, gần 40 tham luận về chuyển đổi số thuộc tất cả các lĩnh vực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như văn hóa di sản, bảo tàng, điện ảnh, bản quyền đến thể thao, du lịch và vấn đề an toàn, an ninh thông tin trong chuyển đổi số đã mang đến một bức tranh tổng thể về hiện trạng lạc quan của chuyển đổi số trong ngành.

Báo cáo cho biết đã có hàng ngàn lượt khách tham quan ngồi tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 nhưng vẫn xem được nhiều triển lãm chuyên đề của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thậm chí là "đi" du lịch tham quan kinh thành Huế chỉ bằng các cú nhấp chuột.

Người dân ở mọi vùng miền đất nước, thậm chí kiều bào nước ngoài còn được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn trực tuyến, các vở kịch được ghi hình phát lên mạng xã hội trong dự án nhà hát online...

Không thể phủ nhận thành tựu nổi bật của chuyển đổi số trong ngành văn hóa đã mang cơ hội hưởng thụ văn hóa nghệ thuật tới cho mọi người ở bất cứ đâu có thiết bị thông minh kết nối Internet.

Chuyển đổi số trong ngành văn hóa: Đâu chỉ là xem kịch trực tuyến, tham quan bảo tàng ảo - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Việt Cường của Liên đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn trong chương trình phát trực tuyến cho khán giả mang tên "San sẻ yêu thương - vượt qua đại dịch" lần thứ 3 hôm 1-8-2021 - Ảnh: T.ĐIỂU chụp màn hình

Tuy nhiên, với văn hóa nghệ thuật thì việc được thưởng thức trực tiếp mới mang lại cảm xúc đầy đủ cho khán giả và cho chính cả nghệ sĩ biểu diễn, đồng thời nuôi sống văn hóa.

Vì vậy, từ phía nghệ sĩ, có những ý kiến cho rằng chuyển đổi số ngoài việc mang tới cơ hội thưởng thức văn hóa miễn phí, tại nhà cho đông đảo người dân, thì nhiệm vụ quan trọng hơn là phải làm sao mà từ đó nuôi thêm được tình yêu văn hóa văn nghệ và nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ, tạo thêm khán giả cho các nhà hát, bảo tàng, điều đang còn rất thiếu hiện nay.

Chuyển đổi số cũng cần theo hướng "vi tế" hơn, có thể không cần phải mang một vở kịch, một triển lãm lên mạng mà nên nhắm vào giúp quảng bá vở kịch ấy tốt hơn để thu hút khán giả tới rạp; hay áp dụng công nghệ số để giúp trải nghiệm tham quan triển lãm, bảo tàng của công chúng được tốt hơn.

Quan sát thực tế cho thấy việc chuyển đổi số theo cách này gần đây đang được áp dụng tương đối tốt trong lĩnh vực văn hóa, du lịch.

Tại hội thảo, ban tổ chức đã khai trương Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là hệ thống thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo và cung cấp số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của bộ kết nối tới hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho biết thời gian tới, bộ có ba dự án cốt lõi trong công tác chuyển đổi số. Đó là hệ thống xây dựng một nền tảng số theo trục dọc và xây dựng hạ tầng lưu giữ hệ thống máy chủ - được coi là "trái tim" về dữ liệu số của bộ, các dự án tạo đà phát triển, dự án về số hóa các di sản văn hóa và chuyển đổi số trong ngành du lịch.

'Ở nhà cùng vui' với Xuân Bắc, Chí Trung, Trương Ngọc Ánh

TTO - 20h30 tối nay (14-8), Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng các nhà hát thuộc Bộ VH-TT&DL tiếp tục tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật trực tuyến "San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch" lần thứ 4.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar