13/04/2024 12:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyển đổi số trong dạy học: Gian nan vì phụ huynh chưa 'thông'

Chuyển đổi số trong giảng dạy được cho là bước đi tất yếu nếu TP.HCM muốn tạo ra những công dân số phục vụ sự phát triển và xây dựng thành phố thông minh. Nhưng công tác này vấp phải không ít sự phản đối của phụ huynh.

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM trong một tiết học có ứng dụng chuyển đổi số - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM trong một tiết học có ứng dụng chuyển đổi số - Ảnh: MỸ DUNG

Đầu học kỳ 2 năm học này, một trường tiểu học tại TP Thủ Đức (TP.HCM) đưa môn chuyển đổi số vào thực hiện.

Cũng từ đây, trong một số ngày, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng ứng dụng số để về nhà có thể thực hiện một số bài tập hoặc xem bài giảng của giáo viên thông qua phần mềm dạy học.

Trong chuyển đổi số, khó khăn nhất là nhiều phụ huynh chưa hiểu. Họ than phiền khi phải hướng dẫn con cái thực hiện bài học số.

Ông Nguyễn Thanh Hải (hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Huệ, Q.6, TP.HCM)

Cứ nghe điện thoại là...phản đối

Những bài tập này thực hiện theo hướng làm quen với thiết bị số, bài giảng số... với thời lượng ít và không bắt buộc. Tuy vậy, không ít phụ huynh của trường khi nghe đến việc giao bài tập trên mạng và dùng máy tính, điện thoại để học sinh làm bài là phản đối.

"Tôi không muốn con tôi phải học với máy tính, điện thoại làm gì" - một phụ huynh nói về lý do phản đối. Trong khi một vài phụ huynh khác thì cho rằng họ chẳng rành về công nghệ thông tin mà cô cứ giao bài cho học sinh trên mạng nên họ không thích. Mặt khác, họ cũng lo lắng thời gian tới gia đình còn phải sắm điện thoại, iPad để học sinh học chuyển đổi số trên lớp.

Lãnh đạo trường này giải thích rằng môn học này trường cũng đang thí điểm thực hiện chuyển đổi số theo định hướng của ngành. Nhà trường đã giải thích cho những phụ huynh thắc mắc nhưng không dễ để thuyết phục.

Những việc như vậy xảy ra ở hầu hết các trường học tại TP.HCM khi thực hiện chuyển đổi số. Ông Nguyễn Thanh Hải, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Huệ (Q.6), cho biết trong công tác giảng dạy, trường thực hiện song song đầu tư các bài giảng số, đưa bài giảng lên hệ thống và cho học sinh thực hiện làm quen với bài tập số, bài giảng số. Công tác này gặp nhiều khó khăn như thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở vật chất...

"Hiện nay chuyển đổi số giảng dạy trong trường chỉ thực hiện được trọn vẹn nhất ở tiết tin học, những tiết học khác mới thực hiện được việc giao cho học sinh làm quen với bài tập số. Công tác giáo dục nào cũng cần có phụ huynh ủng hộ, đồng hành" - ông Hải nói.

Tìm cách vượt khó

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM trong tiết học chuyển đổi số - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM trong tiết học chuyển đổi số - Ảnh: MỸ DUNG

Tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1), công tác chuyển đổi số trong giảng dạy bắt đầu thực hiện nhiều nhất từ lúc dịch Covid-19 diễn ra. Sau đó, trường thực hiện công tác chuyển đổi số chuyên sâu hơn để cho ra được những bài giảng, bài học tốt cho học sinh.

Thầy Trần Quốc Long Xuyên, khối trưởng khối 5 của trường, kể lúc mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi số thì khá vất vả nhưng hiện nay giáo viên đã bắt nhịp được những nội dung chuyển đổi số.

"Muốn có kho học liệu số thì giáo viên phải tự làm ra một bài giảng số. Bài giảng số cần nhiều ứng dụng, công cụ để hỗ trợ. May mắn là tại trường chúng tôi, giáo viên được trau dồi kỹ năng để hoàn thiện, xây dựng những kho học liệu, vận dụng những ứng dụng dạy học trực tuyến, sau đó dạy những ứng dụng giúp học sinh mở rộng học tập không chỉ ở trường mà còn ở nhà.

Ngoài ra, nhà trường cũng đầu tư cho nền tảng kỹ thuật, hạ tầng vật chất, đường truyền, mạng Internet khá tốt để giáo viên thực hiện công tác chuyển đổi số" - thầy Xuyên cho biết và nhấn mạnh rằng công tác chuyển đổi số này là một con đường dài và phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía để giáo viên quyết tâm thực hiện.

Học sinh Châu Tường Vy (Trường THCS Đặng Trần Côn, quận Tân Phú, TPHCM) trong giờ học trực tuyến gia đoạn dịch COVID-19  Ảnh: NHƯ HÙNG

Học sinh Châu Tường Vy (Trường THCS Đặng Trần Côn, quận Tân Phú, TPHCM) trong giờ học trực tuyến gia đoạn dịch COVID-19 Ảnh: NHƯ HÙNG

Cô Hoàng Thụy Thanh Tâm - tổ trưởng khối 4 Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1 - chia sẻ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, giáo viên sẽ ít nhiều gặp phải sự phản ứng hoặc không đồng tình của phụ huynh. 

Tỉ lệ phụ huynh của Trường tiểu học Trần Hưng Đạo hiểu và thấy sự quan trọng trong tiếp cận cách học mới rất cao, nhưng với những phụ huynh chưa hiểu, giáo viên sẽ tìm cách thuyết phục phụ huynh để họ thấy lợi ích khi học sinh được tiếp cận sớm việc chuyển đổi số.

"Giáo viên thuyết phục phụ huynh cùng quản lý học sinh để giúp các em có thể tiếp cận cách học mới, bởi vì khi lên bậc THCS, học sinh đều phải thực hiện nhiều hoạt động học tập liên quan đến sử dụng công nghệ" - cô Tâm nói.

Cô Tâm cũng chia sẻ các giải pháp để chuyển đổi số trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn: "Khi giao bài tập, thực hiện cách học mới cho học sinh, tôi cũng đồng thời giải thích cho phụ huynh những ứng dụng này sử dụng cho mục đích gì, bài học nào... nhằm giúp phụ huynh biết được khi nào giáo viên giao bài để phụ huynh dễ quản lý hơn thời gian con lên mạng. 

Đối với những phụ huynh không rành về công nghệ, tôi cũng hướng dẫn phụ huynh cách có thể hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.

Ở lớp, để học sinh thực hiện được những bài học số, giáo viên sẽ phải hướng dẫn các em có nền tảng công nghệ tiếp cận được với cách học mới. Với học sinh khối lớp 4, không phải em nào cũng có bố mẹ theo sát, nên giáo viên cần hướng dẫn cho các em từ từ tiếp cận được cách học này".

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM - Ảnh: MỸ DUNG

Xu thế bắt buộc

Trả lời Tuổi Trẻ về chuyển đổi số trong dạy học, một cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhận định với sự phát triển của công nghệ số hiện nay đòi hỏi công dân Việt Nam phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống tiếp cận công nghệ và thích nghi với sự thay đổi của xã hội, bắt buộc chúng ta phải học tập và tiếp cận các thiết bị thông minh để phục vụ các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là trong học tập.

Vì thế, sở sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động chuyển đổi số trong giáo dục khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phụ huynh hiểu và đồng hành cùng nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.

Tiết dạy địa lý kiểu chuyển đổi số đầy lý thú của giáo viên TP.HCM

Giảng dạy theo kiểu chuyển đổi số nhưng cô Cao Thị Nguyệt, giáo viên Trường THCS Tân Bình, TP.HCM, không yêu cầu học sinh phải sử dụng điện thoại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar