17/10/2022 11:09 GMT+7

Chuyến đò qua bến bờ bên kia thôi mà trĩu nặng...

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Vở diễn gói gọn bối cảnh trên một chuyến đò. Lần lượt từng người bước lên chuyến đò ấy. Nhà thơ, thầy giáo, nhà sư, đôi tình nhân trẻ, cặp mẹ con, gã nhà thầu, kẻ cướp.

Chuyến đò qua bến bờ bên kia thôi mà trĩu nặng... - Ảnh 1.

Hình ảnh kết như sự trao truyền mái chèo của người lái đò. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và sống như thế nào là cách chọn của mỗi người... - Ảnh: LINH ĐOAN

Võ Cẩm Tiên vừa thi tốt nghiệp đạo diễn Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM với vở Sông hát.

Trước đó cô gái này từng được biết đến trong vai trò đạo diễn của hai vở kịch thiếu nhi dễ thương ở sân khấu Hồng Hạc là Yêu thương chắp cánh Làm bạn với bầu trời.

Sông hát được dựng từ kịch bản gốc Đến bờ bên kia của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Trong một lần thi học kỳ, Cẩm Tiên được bạn nhờ diễn vai cô lái đò trong vở. Lần tiếp cận đó khiến Tiên yêu mến kịch bản và cứ suy nghĩ mãi nếu mình dàn dựng thì cô lái đò sẽ khác như thế nào. 

Rồi cô đi học đàn, được nghe bài Như làn mây non cao của một chiến sĩ đã mất. 

Thời gian đó, tình cờ cô đọc nhiều sách về Phật giáo, chất thiền ngấm vào những suy ngẫm về cuộc đời. Thế là trong suốt đại dịch, cô cứ nghĩ đến Đến bờ bên kia và quyết định phải làm vở tốt nghiệp đạo diễn theo cách mình cảm về tác phẩm, về thân phận con người.

Vở diễn gói gọn bối cảnh trên một chuyến đò. Có người đàn bà lái đò trông rất bình thản và có phần bí ẩn. Ai lên đò cũng được yêu cầu đeo mặt nạ và không được mang vác nặng. Lần lượt từng người bước lên chuyến đò ấy. Nhà thơ, thầy giáo, nhà sư, đôi tình nhân trẻ, cặp mẹ con, gã nhà thầu, kẻ cướp... 

Một chuyến đò qua bến bờ bên kia thôi mà trĩu nặng, ngổn ngang chuyện đời, chuyện người. Có lúc đò bình thản trôi, cũng có lúc chông chênh suýt bị nhấn chìm khiến người lái đò phải gào lên: Bỏ hết vật nặng xuống sông! Mà nào có dễ bỏ khi mỗi người đều nặng mang lòng tham của cải, công danh, lợi lộc. 

Nhà thơ tưởng mình là nhà tiên tri, thầy giáo vướng công danh, vô tình gieo gánh nặng lên học trò, lão nhà thầu quên mất mái ấm gia đình lo kiếm thật nhiều tiền, bà mẹ áp đặt con cái... 

Với một kịch bản nhiều suy ngẫm và dày đặc những câu thoại có tính văn học, thật không dễ làm cho hay với đạo diễn trẻ như Cẩm Tiên. Thế nhưng thể nghiệm của cô đã ít nhiều chinh phục được khán giả.

Xem vở, đạo diễn Công Ninh - giảng viên của trường - nhận xét: "Đoạn đầu của vở diễn nhiều giao đãi nhưng vẫn còn thiếu trò tạo sự hấp dẫn cho vở diễn. Cho đến khi kịch tính vở tăng lên thì có cái để người ta xem, mới có cảm xúc. Vở mang triết lý của nhà Phật thể hiện bằng chuyến đò sang sông, từ bờ đục đến bờ trong. Với một nữ đạo diễn biết tìm tòi, xử lý như thế cũng đáng khen".

Là người phát hiện và dìu dắt Cẩm Tiên trong nhiều dự án ở Hồng Hạc, đạo diễn Việt Linh xúc động bày tỏ về cô học trò nhỏ: "Tôi nghĩ Cẩm Tiên đã làm mượt và mới được một kịch bản luận đề đã hơi xưa, tôn vinh cảm xúc có gu thẩm mỹ. Tôi thích màu sắc, bố cục sân khấu rất hội họa, dung dị nhưng khơi gợi cảm xúc, trang phục đẹp, diễn xuất tốt. 

Ở vai trò đạo diễn, Tiên đã có những chi tiết xử lý tinh tế. Xem vở này, tôi rất vui và tin tưởng vào thế hệ kế thừa. Tuy nhiên, đoạn đầu vẫn hơi dàn trải, kể lể do sợ khán giả không hiểu".

Sông hát đã có những đoạn khiến người xem như nghẹn lại. Nhất là cảnh khi linh hồn chàng trai đi trong sương khói, sân khấu quay tạo hình ảnh chiếc thuyền như mờ xa, những con người trước đó cự cãi thậm chí còn muốn giết nhau giờ lặng lẽ trông theo, xa xót một nỗi buồn...

Không ai biết trước được cái chết. Sống là để chết. "Sống an lạc, chết thảnh thơi..." - câu thoại trong vở diễn cứ ám ảnh người xem. 

Giữa xã hội luôn tồn tại kẻ xấu người tốt, những hỉ, nộ, ái, ố; những tham, sân, si chồng lấp; chúng ta vẫn luôn có thể lựa chọn sống chậm lại, lựa chọn những giá trị sống khiến ta bình an, biết buông bỏ để lòng thanh thản...

Trong vở, người xem khá bất ngờ khi có sự xuất hiện của đại đức Thích Nguyên Thành trong vai nhà sư. Trước khi xuất gia, Nguyên Thành được đánh giá là diễn viên trẻ triển vọng với vẻ ngoài sáng đẹp, giọng thoại tốt và cách diễn giàu cảm xúc. Anh từng thể hiện vai vua Hàm Nghi trong vở cải lương Thầy Ba Đợi nhân kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương, xuất hiện trong một số vở kịch của nhóm Ví Dầu...

Cẩm Tiên cho biết cô mời Nguyên Thành vì chỉ có nhà sư mới thấm nhuần tinh thần của vở và diễn cho ra cốt cách của một nhà sư. "Tôi rất cảm động vì vở có sự hỗ trợ, chỉnh sửa rất nhiệt tình của đại đức Thích Nguyên Thành và thầy của ông là thượng tọa Thích Thành Đức".

Chung tay duy trì chính kịch

TTO - Tối 12 và 13-8 tại sân khấu Trường Múa TP.HCM (155 bis Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3), nhà hát Thế Giới Trẻ đã ra mắt điểm diễn với mơ ước sẽ dành cho chính kịch và kịch nghệ thuật.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar