28/05/2013 09:01 GMT+7

Chuyện con vỏi, con voi

NGUYÊN LÂM
NGUYÊN LÂM

TT - “Mặc dù như người mù sờ chân voi nhưng vẫn phải đưa tay biểu quyết đồng ý”. Một đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa trước đã phát biểu như vậy về tình trạng “không biết mà phải biểu quyết”, cho nên “bấm nút mà trong lòng vẫn không yên”.

Sao lại kỳ vậy, sao lại không biết khi mà kỳ họp nào mỗi đại biểu cũng “ôm” hàng ngàn trang tài liệu về các nội dung liên quan?

Hóa ra trong hàng ngàn trang tài liệu đó vẫn còn những thông tin mà như tại kỳ họp này, khi thảo luận ở tổ nhiều ĐBQH chung nhận xét về báo cáo của Chính phủ là “hời hợt, không trung thực, không phản ánh tình hình”, mâu thuẫn với nhau.

Hoặc thông tin đại biểu cần thì không có, thông tin có thì đại biểu lại không cần. Hàng ngàn trang tài liệu nhưng lại có nhiều thông tin vẫn ở dạng “thô”, chưa được tinh chế dưới dạng tóm tắt, súc tích, đi thẳng vào vấn đề, trong khi đại biểu lại có quá ít thời gian để đọc, nghiên cứu. Cũng một phần nữa là dường như đại biểu bị ngợp trong biển thông tin.

Để có được một “sản phẩm” tốt - tức là các quyết sách, ĐBQH cần đến “nguyên liệu” thông tin giúp ĐBQH tự tin, chủ động, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tại nghị trường để “nói cho đúng, cho trúng”. Nhưng đó phải là thông tin chọn lọc, “ít mà tinh, còn hơn nhiều mà vẫn thiếu”, nêu những vấn đề mấu chốt của các dự án luật, về các chính sách ẩn đằng sau các quy định, các con số, được - mất của mỗi phương án... Đại biểu cũng cần thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhiều chiều để “bắt bệnh đúng mới có thuốc chuẩn”.

Mặt khác, như một chuyên viên của Văn phòng Quốc hội ví von, “thông tin như món ăn, đại biểu cần món gì thì “gọi” để được cung cấp”. Hay nói cách khác, đại biểu cần chủ động đặt hàng, yêu cầu cung cấp thông tin mình cần. Đã có những đại biểu yêu cầu Văn phòng Quốc hội tìm kiếm, cung cấp thông tin nhanh theo các nội dung của kỳ họp. Hoặc như cựu ĐBQH Nguyễn Ngọc Trân đã gửi công văn yêu cầu 32 cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về tình hình thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau một năm hoạt động. Tiếc rằng sự chủ động đó chưa nhiều từ phía đại biểu, thậm chí có đại biểu gửi phiếu thông tin chỉ để yêu cầu tìm một cuốn tiểu thuyết, chắc là đọc trong một tháng xa nhà.

Thông tin cho ĐBQH cần có hai chiều: nhu cầu, sự chủ động của đại biểu và năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin. Lúc đó mới tránh được chuyện “người mù sờ chân voi”. Vậy mới có vè rằng: Con vỏi, con voi/Cái vòi đi trước/Hai chân trước đi trước/Hai chân sau đi sau/Còn cái đuôi đi sau rốt/Tôi xin kể nốt/Cái chuyện con voi.

NGUYÊN LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar