01/07/2019 09:55 GMT+7

Chuyện cô giáo Tây Thi

SƠN LÂM
SƠN LÂM

TTO - Những người đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật... đã hoàn toàn bất ngờ và không giấu được vẻ thích thú khi được một học sinh lớp 4, học trò của cô Tây Thi, dẫn họ đi tham quan và giao tiếp bằng tiếng Anh.

Chuyện cô giáo Tây Thi - Ảnh 1.

Tây Thi

Tôi chưa bao giờ thôi hi vọng vào giáo dục - con đường duy nhất tôi chọn lựa để đi vì tôi tin giáo dục sẽ mang hạnh phúc, ấm no, đủ đầy đến từng gia đình, đến cả quê hương, đất nước...

Tây Thi

Một ngày cuối năm 2015, John Wood - người sáng lập chương trình Room to Read - dẫn đoàn đến Việt Nam thăm các dự án đang hoạt động tại ĐBSCL. 

Khi đến thăm Nguyễn Thị Tây Thi, cô giáo dạy tiếng Anh tại Trường tiểu học Long Hậu (huyện Cần Giuộc, Long An), cả đoàn gồm nhiều thành viên đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật... đã hoàn toàn bất ngờ và không giấu được vẻ thích thú khi được một học sinh lớp 4, học trò của cô Tây Thi, dẫn họ đi tham quan và giao tiếp bằng tiếng Anh.

"Huyền thoại" vượt khó

Nói về chương trình Hỗ trợ giáo dục cho nữ sinh của Room to Read, những người tham gia chương trình này đều nhắc đến Tây Thi.

Là con gái kế út trong một gia đình có tám người con, từ 6 tuổi Tây Thi đã theo cha mẹ đi làm đồng mướn, mò cua bắt ốc kiếm tiền xoay xở cho cả đại gia đình. 8 tuổi, Tây Thi mới được đến trường học lớp 1.

"Tôi còn nhớ rõ ngày mình vừa đánh vần được, ông nội đã xem đó như một sự kiện vinh quang và thưởng cho một gói kẹo. Đó là sự kích thích khiến tôi quyết định bằng mọi giá mình phải đi học" - Tây Thi kể.

Chuyện cô giáo Tây Thi - Ảnh 3.

Tây Thi cùng các học trò của mình - Ảnh: nhân vật cung cấp

Đó không phải là một quyết định êm đềm. Cái nghèo vây hãm. Những anh, chị Tây Thi lần lượt bỏ học sớm, lập gia đình và lại lao vào vòng đời nghèo khó như cha mẹ. 

Đến năm học lớp 7, Tây Thi được chương trình Room to Read hỗ trợ xe đạp, học phí, sách vở, áo quần. 

Nhưng con đường đến trường vẫn chưa êm ả. Gia đình Tây Thi liên tiếp rơi vào khó khăn khiến cô bé dù đang theo học cấp II nhưng là trụ cột chính trong việc kiếm tiền của gia đình. Công việc lựa tôm trong một nhà máy đông lạnh của Tây Thi lúc ấy thực sự là một nguồn kinh tế lớn của cả nhà.

Dù Tây Thi đã cố sắp xếp làm vào những ca khác với giờ học, nhưng người mẹ đã ngăn cản lòng ham học của con bằng cách... đốt hết sách vở của Tây Thi, vì bà thực sự không thấy được điểm cuối con đường đến trường của con.

Kể về việc này, cô Vũ Thị Bích - nhân viên Room to Read hỗ trợ cho nữ sinh vùng Long An - vẫn còn xúc động: "Chúng tôi biết chuyện, đã tới nhà thuyết phục và mẹ Tây Thi đã khóc khi đồng ý cho con tiếp tục theo học...".

Đó là hè năm lớp 8. Sau đó không gì có thể ngăn cản Tây Thi thực hiện ước mơ trở thành cô giáo nữa dù việc bị đốt sách cũng còn lặp lại. Nhờ sự hỗ trợ của Room to Read, Tây Thi đã thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Long An. Và cô vẫn đi làm thêm xuyên suốt trong quá trình học để phụ giúp mẹ, đưa em trai của mình tiếp tục đến trường.

"Chưa bao giờ thôi hi vọng về giáo dục"

Trong một bức thư gửi các em nữ sinh nghèo khó sau mình, Tây Thi đã viết: "Đầu tiên mẹ tôi trao một trang giấy trắng bảo anh chị em tôi hãy vẽ lên đó cuộc đời mình và bà cứ ngồi cạnh, nhìn tôi vẽ và bảo rằng tôi đang phá hỏng tờ giấy của mình. 

Tôi nhìn ánh mắt lo lắng của mẹ nhưng tay vẫn tiếp tục cầm bút vẽ một con đường nhỏ đến lớp học, ngoằn ngoèo đầy bùn đất, có cả những con sông chảy xiết như muốn cuốn trôi con đường tôi đang đi. 

Tôi vẽ lớp học có màu xám của rơm, bàn ghế gãy được đóng tạm bợ vào nhau trông xám xịt, nhưng tôi đã thật cẩn thận vẽ người thầy đang say sưa giảng bài, còn lũ bạn thì nghịch vở nhau lấm lem.

Mẹ hỏi sao con không vẽ bữa cơm sum họp gia đình, có cả thịt, cá hay cánh đồng bát ngát được mùa bội thu? 

Lén nhìn sang anh, anh vẽ đám ruộng xanh um rồi lũ về, từng cây lúa to khỏe đang vào độ làm đòng cố cựa quậy trong biển nước cuồn cuộn. Còn chị vẽ đường lên thành phố nhà cửa cao to, có cả hình chị đang giúp việc nhà cho người ta. 

Tôi cầm bút lên vẽ tiếp ngôi trường khác, ngôi trường bêtông sạch đẹp thơm mùi gỗ mới. Mẹ tôi bảo đừng vẽ lớp học nữa, vì vừa khó lại không phù hợp với cảnh nhà mình. 

Bẽn lẽn bỏ qua ý tưởng của mẹ, tôi vẽ ngay giảng đường đại học sáng rực trên bầu trời, chiếu rọi con đường dẫn đến ngôi nhà đang vui cười bên bữa cơm sum họp, có cả thịt lẫn cá, sau nhà là vườn rau xanh um cùng lũ chim thi nhau hót hòa vào nhịp đập hạnh phúc từ trái tim tôi".

Chuyện cô giáo Tây Thi - Ảnh 4.

Tây Thi (hàng ngồi, giữa) cùng hoa hậu H’hen Niê trao đổi kỹ năng sống do Room to Read tổ chức - Ảnh: RtR

Câu chuyện về Tây Thi vẫn được các em nữ sinh nhắc nhớ nhau như một bài học điển hình về nghị lực sống. Đó là chuyện cô giáo tiếng Anh cứ thấy Tây Thi đứng hoài bên cửa sổ lớp dạy thêm của mình, hỏi thì em nói đứng... chờ bạn. Cho đến sau đó cô giáo mới nhận ra vì cô nữ sinh quá nghèo, phải bịa chuyện để học lóm thêm tiếng Anh.

Hay chuyện Tây Thi đi thi cao đẳng, chỉ dằn túi được vài trăm ngàn đồng, đến ngày thi bị hạ đường huyết phải vào viện vì đói... Rồi chuyện cô sinh viên Tây Thi ở TP Tân An, Long An đã quần quật làm gia sư, buôn bánh tráng bán cho các bạn trong trường. Không chỉ đủ tiền để tốt nghiệp trở thành cô giáo dạy tiếng Anh như mơ ước, mà cô còn đưa tiền về cho mẹ giúp em trai ăn học.

Cả chuyện Tây Thi là một trong những người thường xuyên được Room to Read mời tham dự những buổi kêu gọi quỹ tại Singapore, Nhật, Úc, Pháp. Ngoài việc góp phần kêu gọi hàng triệu USD, Tây Thi còn được không ít nhà hảo tâm nước ngoài sẵn sàng tài trợ cho cô gái giàu nghị lực này thoải mái tiếp tục việc học. Nhưng Tây Thi đều từ chối tất cả.

"Tôi nghĩ mình đã quá may mắn khi từng được hỗ trợ để tốt nghiệp phổ thông. Tôi đã có thể tự lo được cho bản thân nên nghĩ những suất tài trợ đó dành lại cho các hoàn cảnh khác sẽ tốt hơn" - Tây Thi nói.

"Tôi rất thích học"

Hiện nay, ngoài giờ lên lớp dạy, chăm sóc cho mẹ, Tây Thi dành hầu hết thời gian cho dự án giúp trẻ em Long Hậu biết tiếng Anh của mình.

"Tôi còn rất nhiều dự định đang ấp ủ, nhưng song song đó là phải tốt nghiệp đại học và lấy luôn bằng thạc sĩ nữa. Tôi rất thích học và cảm giác ngồi học đối với tôi cũng thích thú như cảm giác được đứng lớp dạy vậy" - Tây Thi nói.

Và chúng tôi tin không gì có thể cản được những dự định trong ánh mắt mạnh mẽ của cô giáo 28 tuổi này.

Kỳ tới: Bệ phóng lúc ngặt nghèo

TTO - Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê trở thành đại sứ toàn cầu của Room To Read - một tổ chức phi chính phủ quốc tế tập trung vào các vấn đề hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học và hỗ trợ giáo dục cho nữ sinh.

SƠN LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Room To Read Tây Thi

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar