20/12/2017 13:18 GMT+7

Chụp hình 'tự sướng' quá nhiều có thể do... rối loạn tâm lý

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Nếu tài khoản mạng xã hội đầy hình "seo-phì", có thể bạn đang vẽ chân dung một người bị rối loạn tâm lý thay vì cho thế giới biết bạn đang sống một cuộc đời thú vị - ít nhất là trong mắt của những nhà tâm lý.

Chụp hình tự sướng quá nhiều có thể do... rối loạn tâm lý - Ảnh 1.

Chụp hình "tự sướng" quá nhiều - có thể bạn bị rối loạn tâm lý - Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học của Đại học Nottingham Trent (Anh) và Trường quản lý Thiagarajar tại Madurai (Ấn Độ) đã nghiên cứu các mức độ rối loạn tâm lí của hành vi tự chụp hình bản thân dựa trên những động lực thúc đẩy hành vi này do chính những người mê tự chụp hình bản thân tiết lộ. 

Nghiên cứu được thực hiện ở Ấn với 400 người tham gia theo phương pháp định tính vì Ấn Độ là nước nhiều tài khoản Facebook nhất và cũng là nước có nhiều cái chết "lãng xẹt" do tìm cách chụp hình tự sướng ở những nơi nguy hiểm.

Nghiên cứu đã ghi nhận sáu nhân tố thúc đẩy hành vi "chụp hình tự sướng" do chính những người mê tự sướng chia sẻ và được thảo luận và thống nhất sau đó trong nhóm 225 sinh viên Ấn Độ tham gia nghiên cứu, đó là: nhằm tạo không khí mới mẻ, thể hiện đẳng cấp, thu hút sự chú ý, làm dịu cảm xúc, thể hiện sự tự tin và sự phù hợp với xã hội. 

Các nhà khoa học sau đó đã tạo ra một thang chấm điểm hành vi chụp hình "tự sướng" để đánh giá mức độ trầm trọng của các trường hợp được cho là mắc chứng rối loạn tâm lý với số điểm từ 1-100.

Chứng rối loạn tâm thần do chụp hình "tự sướng" được đánh giá theo ba mức độ: Nhẹ (chụp hình tự sướng ít nhất ba lần một ngày nhưng không đăng lên mạng xã hội), cấp tính (là những người chụp hình tự sướng ít nhất ba lần một ngày và có đăng những hình ảnh này lên mạng xã hội) và mãn tính (không thể kiểm soát hành vi, luôn bị thôi thúc, ám ảnh phải chụp hình tự sướng và đăng liên tục lên mạng xã hội).

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Sức khỏe Tâm thần và Chứng Nghiện số tháng 11-2017 và được đăng trên báo Sputnik ngày 20-12. 

Giáo sư Mark Griffiths của Đại học Nottingham Trent cho biết: "Chúng tôi bắt đầu xác nhận các vấn đề rối loạn tâm lý của hành vi chụp hình tự sướng và phát triển thang đo đầu tiên trên thế giới về vấn đề này".

Tiến sĩ Janarthanan Balakrishnan bổ sung thêm rằng: Những người gặp vấn đề về thích chụp hình tự sướng  có thể mắc các rắc rối liên quan đến sự tự tin và phải tỏ ra thích ứng để hòa nhập cùng những người xung quanh họ. Những biểu hiện bên ngoài của chứng nghiện chụp hình tự sướng cũng tương tự như các hành vi có khả năng gây nghiện khác.

Nhóm nghiên cứu hi vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ được thực hiện để làm sáng tỏ vì sao hành vi tự sướng được phát triển và cách giúp người nghiện chụp hình tự sướng cai nghiện.

Tuy nhiên, Mark Salter, người phát ngôn của Trường Đại học Tâm lý hoàng gia không đồng tình với những phát hiện của nghiên cứu này. 

Ông nói:  "Có dấu hiệu của sự áp đặt và dán nhãn các hành vi phức tạp và tinh tế của con người vào những thuật ngữ đơn giản. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể được cho là có thực trong khi trong trên thực tế thì lại không.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar