05/04/2019 16:32 GMT+7

Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan)

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh các mô, các nội tạng cũng như các cấu trúc khác bên trong cơ thể trên máy vi tính.

Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: caspercollege.edu

   MRI là viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging). Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh các mô, các nội tạng cũng như các cấu trúc khác bên trong cơ thể trên máy vi tính. Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) còn được gọi đơn giản là chụp MRI.

Chụp MRI được thực hiện như thế nào để tạo ra hình ảnh?

Cơ thể của bạn chứa hàng triệu nguyên tử hydro. Khi bạn nằm trong máy cộng hưởng từ:

- Một từ trường mạnh làm các hạt proton nằm trong những nguyên tử hydro xếp theo cùng một hướng. Bình thường hàng triệu proton này có hướng khác nhau một cách ngẫu nhiên nhưng nhờ từ trường nói trên, chúng xếp theo cùng một hướng song song với từ trường giống như các nam châm nhỏ.

- Sau đó, một chùm sóng radio được phát ra từ máy vào cơ thể bạn. Sóng radio đập vào và đánh các hạt proton ra khỏi vị trí hiện có.

- Sau khi sóng radio chấm dứt, các hạt proton trở lại những vị trí ban đầu. Trong quá trình này, chúng phát ra tín hiệu sóng. Các hạt proton thuộc những loại mô, cơ quan khác nhau sẽ trở lại vị trí với những vận tốc khác nhau. Do đó, tín hiệu sóng phát ra từ các loại mô trong cơ thể sẽ khác nhau. Các mô mềm sẽ được nhận biết và phân biệt với các mô cứng hơn trên dựa trên tín hiệu phát ra.

- Các tín hiệu này sẽ được thu nhận bởi một đầu dò trong máy.

- Đầu dò sẽ truyền tín hiệu đến một máy tính. Máy tính sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên các tín hiệu sóng phát ra từ cơ thể.

Những gì liên quan đến chụp MRI?

   Máy cộng hưởng từ giống như một đường hầm dài khoảng 1,5 m được bao quanh bởi một vòng nam châm lớn. Bạn nằm trên một bàn dài di chuyển vào trong máy quét. Thiết bị đầu dò nhận tín hiệu sẽ được đặt phía sau, hoặc xung quanh bộ phận cơ thể cần chụp kiểm tra. Điều này giúp phát hiện các tín hiệu sóng radio nhỏ được phát ra từ cơ thể của bạn. Với mỗi "hình ảnh" được chụp, bạn cần nằm yên vài phút, nếu không hình sẽ bị mờ.

   Chụp cộng hưởng từ không gây đau. Toàn bộ quy trình chụp mất khoảng 15 - 40 phút. Bạn có thể cảm thấy không được thoải mái khi nằm trên bàn chụp suốt thời gian này. Trẻ nhỏ có thể cần được gây mê để nằm yên trong suốt quy trình. Trong một số trường hợp, thuốc tương phản từ được tiêm vào cơ thể bạn qua tĩnh mạch ở cánh tay. Điều này giúp một số cơ quan hay mô cần khảo sát có hình ảnh rõ hơn.

   Kỹ thuật viên ngồi trong phòng điều khiển, cạnh máy quét và quan sát bệnh nhân qua cửa sổ. Tuy nhiên bạn có thể nói chuyện với họ qua hệ thống liên lạc, và bạn cũng được theo dõi qua màn hình.

   Máy sẽ tạo ra tiếng ồn khi chụp, do đó bạn sẽ được cung cấp tai nghe hoặc nút bịt để bảo vệ tại khỏi tiếng ồn. Bạn cũng có thể được nghe radio hoặc CD qua tai nghe.

Chụp MRI để làm gì?

   Chụp cộng hưởng từ có thể cho hình ảnh rõ ràng của hầu hết các bộ phận của cơ thể. Vì vậy nó rất hữu ích khi các kỹ thuật khác (như X-quang) không cung cấp đủ thông tin cần thiết. Nó thường được sử dụng để chụp não và tủy sống để phát hiện những bất thường và các khối u. Thậm chí, rách dây chằng vùng khớp có thể được phát hiện bằng cộng hưởng từ. Vì vậy, cộng hưởng từ được sử dụng nhiều hơn sau chấn thương do thể thao.

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp MRI?

   Hầu như chẳng cần chuẩn bị gì cả. Bệnh viện sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trước khi bạn chụp cộng hưởng từ. Vì máy cộng hưởng từ sử dụng từ trường mạnh, người mang một số loại thiết bị cấy ghép không được chụp. Từ trường có thể làm lệch hoặc làm hỏng các thiết bị y tế có kim loại bên trong.

   Vì vậy, trước khi vào máy cộng hưởng từ, bạn sẽ được hỏi xem có đang mang bất kỳ thiết bị y tế nào trong người hay không. Bạn có thể sẽ phải điền vào một bảng câu hỏi an toàn về những vật có thể chứa kim loại.

   Việc báo cho kỹ thuật viên biết rằng bạn có dị vật kim loại trong hốc mắt hay trong cơ thể cũng rất quan trọng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được chụp X quang trước khi chụp cộng hưởng từ để chắc về sự an toàn khi vào máy.

Những biến chứng nào có thể xảy ra khi chụp MRI?

Chụp cộng hưởng từ không gây đau và được cho là an toàn. Chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X như chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Tuy nhiên:

- Một số người có phản ứng dị ứng với thuốc tương phản từ. Thuốc này đôi khi được chỉ định và phản ứng dị ứng là hiếm.

- Phụ nữ mang thai thường được khuyên không nên chụp cộng hưởng từ ngoại trừ những tình huống khẩn cấp. Mặc dù chụp cộng hưởng từ được cho là an toàn, tác dụng lâu dài của từ trường mạnh lên thai nhi đang phát triển vẫn chưa được làm rõ.

Có thể mong đợi điều gì sau khi chụp MRI?

   Không có ảnh hưởng nào lên cơ thể sau khi chụp cộng hưởng từ. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường ngay sau khi chụp xong. Hình ảnh cộng hưởng từ sẽ được đọc bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ này sẽ gửi kết quả về bác sĩ đã cho chỉ định chụp.


Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar