23/09/2024 06:25 GMT+7

Chuông vàng vọng cổ: Kim Phương thấy bi kịch khi thí sinh không thể khóc

Tối 22-9, đêm chung kết 3 giải Chuông vàng vọng cổ năm 2024 đã diễn ra tại Nhà hát truyền hình HTV. Huấn luyện viên Kim Phương đã khiến khán giả bật cười vì… khổ sở với thí sinh chưa có kinh nghiệm diễn!

Chuông vàng vọng cổ: Kim Phương thấy bi kịch khi thí sinh không làm khán giả khóc! - Ảnh 1.

Huấn luyện viên Kim Phương (trái) và thí sinh Anh Vủ - Ảnh: LINH ĐOAN

Trong đêm chung kết 3 giải Chuông vàng vọng cổ 2024, nghệ sĩ Kim Phương phụ trách huấn luyện, dựng tiết mục dự thi cho hai thí sinh Nguyễn Hùng Vương và Nguyễn Anh Vủ.

Kim Phương lo lắng vì thí sinh chưa diễn bao giờ

Vị trí huấn luyện viên ở các mùa giải Chuông vàng vọng cổ bao giờ cũng là vị trí có vai trò nặng nhọc.

Vì khi đến với cuộc thi Chuông vàng vọng cổ nhiều thí sinh chỉ có giọng ca, niềm đam mê chứ kinh nghiệm diễn xuất có khi chỉ là con số không.

Vì vậy, nghệ sĩ nào được mời vào ban huấn luyện cũng than vất vả vì phải uốn nắn các em từng chút một.

Ở đêm thi chung kết 3, năm thí sinh dự thi trích đoạn cải lương xã hội với sự phụ diễn của các nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Để chuẩn bị cho phần thi này, huấn luyện viên Kim Phương cho biết bà an tâm về Hùng Vương vì anh là nghệ sĩ chuyên nghiệp đã nhiều năm nay.

Thí sinh khiến bà lo lắng mất ngủ là Nguyễn Anh Vủ vì anh chưa từng diễn. Vủ dự thi trích đoạn Bến xưa nói về anh bộ đội tên Giang bị mù đôi mắt vì chiến tranh.

Chuông vàng vọng cổ: Kim Phương thấy bi kịch khi thí sinh không làm khán giả khóc! - Ảnh 2.

Nguyễn Anh Vủ (giữa) dự thi trích đoạn cải lương Bến xưa với sự hỗ trợ của nghệ sĩ Kim Luận (trái) và Hoàng Oanh - Ảnh: LINH ĐOAN

Giang trở về quê nhà đối diện với mẹ già và trái ngang với người yêu cũ. Kim Phương lo vì vai này khó bởi tâm lý nén bên trong, không bộc lộ ra ngoài.

Sau một tuần tập luyện vai diễn, Kim Phương méo mặt nói với Anh Vủ: "Hai người phụ diễn cho con là chị Hoàng Oanh và Kim Luận khóc như mưa như gió mà con không khóc miếng nào, cái đó là bi kịch của cuộc đời má nghen con!".

Lời nhắn nhủ "rầu rĩ" mà cũng rất hài hước, đầy tình yêu thương của "má Kim Phương" với thí sinh khiến người xem bật cười nhưng cũng rất cảm thông với thầy trò tham gia Chuông vàng vọng cổ.

Giám khảo Thanh Nam còn tăng thêm độ hài hước khi nhớ lại mấy đêm thi trước Anh Vủ hay bị mắc lỗi ca nhìn xuống đất, không dám dòm mặt bạn diễn nữ.

"Vòng 3 quất vai diễn này hợp lý quá, nhân vật bị mù nên thôi khỏi nhìn bạn diễn cho khỏe!" - Thanh Nam tiếu lâm.

Chuông vàng vọng cổ: Kim Phương thấy bi kịch khi thí sinh không làm khán giả khóc! - Ảnh 3.

Thí sinh Lê Hoàng Nghi (phải) và nghệ sĩ Thanh Hồng trong trích đoạn Hiu hiu gió bấc - Ảnh: LINH ĐOAN

Phượng Loan táo bạo cho thí sinh thi vai tính cách

Năm 2018, huấn luyện viên Phượng Loan từng gây chú ý khi "dám" chọn cho thí sinh của mình dự thi một vai diễn tính cách, nhân vật Cám, dạng vai độc hài trong khi các thí sinh nữ khác thường an toàn với vai đào mùi.

Nhưng sự táo bạo đó đã đem đến giải Chuông vàng vọng cổ cho Lâm Thị Kim Cương.

Ở đêm chung kết 3 tối 22-9, chị lại tiếp tục làm "điều khác lạ" khi chọn vai tính cách cho thí sinh Dương Thị Mỹ Nhung.

Nhung vào vai Nương trong tiết mục Ngược gió. Đó là cô gái mạnh mẽ, ngổ ngáo nhưng tình cảm, dám sống chết vì tình yêu của mình.

Vai diễn được ba vị giám khảo Thanh Nam, Trọng Phúc, Thoại Mỹ khen hết lời và Nhung giành số điểm tuyệt đối 100 điểm.

Chuông vàng vọng cổ: Kim Phương thấy bi kịch khi thí sinh không làm khán giả khóc! - Ảnh 4.

Mỹ Nhung (trái) và nghệ sĩ Tô Tấn Loan trong trích đoạn Ngược gió - Ảnh: LINH ĐOAN

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng Nhung ca diễn khá nhưng bảo xuất sắc thì hơi quá và giám khảo có vẻ rộng tay.

Bởi có người vẫn không ưng và cho rằng giọng thoại của Nhung không đẹp, ca chưa đủ mùi, có những chỗ xuống thấp còn bị mờ chữ…

Chuông vàng vọng cổ: Kim Phương thấy bi kịch khi thí sinh không làm khán giả khóc! - Ảnh 5.

Nguyễn Hùng Vương (phải) và nghệ sĩ Ngọc Đợi trong tiết mục Mưa nguồn - Ảnh: LINH ĐOAN

Ngoài Dương Thị Mỹ Nhung, ban giám khảo cũng xác định thêm hai thí sinh nữa bước vào đêm thi cuối cùng ngày 29-9 để giành Chuông vàng vọng cổ 2024 là Nguyễn Hùng Vương và Lê Hoàng Nghi.

Nguyễn Anh Vủ và Trần Văn Khiêm ca diễn còn nhiều sơ suất nên đành dừng bước sau đêm chung kết 3.

Thanh Nam được khen rất duyên trong lần đầu ngồi ghế nóng Chuông vàng vọng cổ

Tối 8-9, đêm thi đầu tiên của vòng chung kết xếp hạng giải Chuông vàng vọng cổ đã diễn ra tại Nhà hát truyền hình HTV. Giám khảo Thanh Nam đã đem đến những nhận xét dí dỏm khuấy động khán phòng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar