19/09/2017 13:05 GMT+7

Lấy lợi nhuận khác để nuôi vọng cổ

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Ba thí sinh gồm Nguyễn Văn Khởi, Phan Thị Hoàng Oanh và Lê Kim Cương được chọn bước vào đêm thi chung kết tranh chuông vàng lần thứ 12.

Lấy lợi nhuận khác để nuôi vọng cổ - Ảnh 1.

Từ trái qua: Thí sinh Lê Kim Cương, Nguyễn Văn Khởi và Phan Thị Hoàng Oanh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đêm chung kết Chuông vàng vọng cổ sẽ diễn ra tối 24-9 tại Nhà hát truyền hình HTV, truyền hình trực tiếp lúc 21h trên HTV9.

Trong ba thí sinh, ngay từ đầu Nguyễn Văn Khởi (sinh năm 1988, Kiên Giang) đã gây chú ý. 

Khởi có chất giọng đẹp, khỏe, nhịp chắc, cách ca chân phương nhưng vẫn tạo được ấn tượng bởi độ bay bổng, trữ tình. 

NSND - TS Bạch Tuyết đã phải thốt lên: "Đây là giọng ca hiếm, nghe em ca tôi thấy rất đã!".

Để giữ được chương trình phục vụ khán giả hằng năm, chúng tôi chọn việc lấy lợi nhuận từ các chương trình giải trí hiện đại khác đem về đầu tư cho Chuông vàng vọng cổ

Ông Cao Anh Minh (phó tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM)

Những dự đoán... lung lay

Ở hai đêm thi đầu tiên trong vòng chung kết xếp hạng (vòng này gồm bốn đêm 3, 10, 17 và 24-9), Khởi luôn đứng đầu với số điểm cách xa các thí sinh còn lại. 

Nhiều người không ngần ngại khẳng định: Nguyễn Văn Khởi chính là chuông vàng của mùa Chuông vàng vọng cổ lần thứ 12.

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm về diễn xuất nên ở đêm thi thứ ba (tối 17-9), Khởi bộc lộ nhược điểm ở phần thi trích đoạn cải lương. 

Trích đoạn Nguyễn Trung Trực của Nguyễn Văn Khởi

Trích đoạn Nguyễn Trung Trực không quá nặng về tâm lý nhân vật nhưng xử lý tay chân của Khởi còn vụng về, biểu cảm cơ mặt, ánh mắt bị "đơ". Có lẽ áp lực diễn xuất phần nào ảnh hưởng đến phần ca của Khởi. 

Ngoài ra, việc Khởi vô câu vọng cổ đầu tiên kiểu vào ngang, ca mùi chưa thành công dẫn đến phần thi của Khởi chưa làm thỏa mãn giám khảo lẫn khán giả.

Trong khi đó, thí sinh Phan Thị Hoàng Oanh (sinh năm 1989) - cô đào trẻ đến từ Long An - tuy chưa thật sự ấn tượng ở những vòng thi đầu nhưng đã có cuộc bứt phá ngoạn mục tối 17-9. 

Cô ca diễn thuyết phục với nhân vật nữ chiến sĩ cách mạng trong tiết mục Nguyễn Thị Hạnh. Số điểm của Oanh vượt lên ngang bằng với Khởi.

Lê Kim Cương (sinh năm 1988, Bạc Liêu) là thí sinh thường đứng thứ hai sau Khởi ở các đêm thi trước. 

Cô có gương mặt sắc, sáng sân khấu, phù hợp với dạng vai đào tính cách. Giọng Kim Cương khỏe, lanh lảnh.

Kim Cương hát Biển mặn

Tiết mục Biển mặn tình người của cô trong đêm 17-9 đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. 

Tuy nhiên, Kim Cương còn thiếu sự tiết chế, để cảm xúc khi diễn chi phối phần ca khiến cô vô vọng cổ bị chênh dây - một sai lầm "chết người" trong một cuộc thi tôn vinh bài vọng cổ!

Và thế là sau đêm thi 17-9, những dự đoán chắc như đinh đóng cột về chuông vàng lần thứ 12 có vẻ... lung lay! 

Bởi phần thi của Khởi khiến người xem hồi hộp và sự bứt phá của hai thí sinh nữ còn lại có thể khiến cục diện đêm chung kết thay đổi. 

Chuông vàng lần thứ 12 vẫn còn là một ẩn số!

Thiếu hụt nhân tố nổi bật

Không quá lời khi nói giải Bông lúa vàng (Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM), Chuông vàng vọng cổ (do Đài truyền hình TP.HCM phối hợp với Công ty Kiết Tường tổ chức) là hai giải thưởng về cải lương, đờn ca tài tử có sức sống lâu bền nhất hiện nay.

Trong thời buổi các loại hình giải trí hiện đại mỗi lúc một phát triển và thu hút giới trẻ, sân khấu cải lương dần mất vị thế, hoạt động khó khăn hơn. 

Điều đáng mừng là trong các buổi thi Bông lúa vàng, Chuông vàng vọng cổ vẫn có khán giả đến xem. 

Ban tổ chức giải Chuông vàng vọng cổ cho biết lượng người xem chương trình này thậm chí còn cao hơn một số chương trình giải trí hiện đại khác.

Tuy nhiên, dù có đông lượng người xem, chương trình vẫn không thu hút được quảng cáo. 

Vì vậy, những người thực hiện chương trình vẫn đang "gồng" để duy trì một chương trình tôn vinh bài ca vọng cổ - bài ca vua của bộ môn nghệ thuật cải lương.

Không chỉ khó về bài toán kinh tế, Chuông vàng vọng cổ cũng đối diện với không ít khó khăn khác, nhất là nhân tố thí sinh và khâu nội dung. 

Sự lặp lại những trích đoạn cũ qua từng năm với những chủ đề khá cứng nhắc có thể khiến người xem nhàm chán. Như đêm thi 17-9 vẫn còn nhiều tác phẩm cũ như Cung đàn nào cho em, Mẹ của chúng con... 

Nếu có các tác phẩm được viết theo kiểu đo ni đóng giày cho thí sinh, có lẽ các thí sinh sẽ dễ dàng phát huy ưu điểm hơn, đồng thời đem lại sự tươi mới, tính thời sự cho mỗi mùa thi.

Thiếu hụt nhân tố tốt trong mỗi mùa thi cũng là điều đáng phải suy nghĩ. Trong 9 thí sinh được chọn vào vòng chung kết xếp hạng năm nay không có nhiều thí sinh nổi bật, ngoại trừ Nguyễn Văn Khởi. 

Để tránh tình trạng vét thí sinh, nên chăng Chuông vàng vọng cổ cân nhắc về ý kiến tổ chức định kỳ hai năm một lần, thay vì diễn ra hằng năm như hiện nay. Sự "giãn" ra về thời gian cũng giúp một lớp bạn trẻ có thêm sự trau dồi để xuất hiện ấn tượng hơn trước công chúng.

Gần đây, bên cạnh Chuông vàng vọng cổ đã bắt đầu có những chương trình mang tính "cạnh tranh".

Đường đến danh ca vọng cổ và Sao nối ngôi là hai chương trình được đầu tư tương đối tốt và bắt đầu ghi điểm với người mộ điệu cải lương.

Tính hấp dẫn của các chương trình này là sự đầu tư kịch bản mới với phong cách dàn dựng khá hoành tráng, bắt mắt, đem lại luồng gió mới cho hoạt động ca - diễn cải lương.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar