24/08/2011 05:33 GMT+7

Chương trình vẫn còn hàn lâm

VĨNH HÀ - THƯ HIÊN - H.HG. ghi
VĨNH HÀ - THƯ HIÊN - H.HG. ghi

TT - Nhiều giáo viên và học sinh tiếp tục đề nghị giảm tải mạnh hơn, cụ thể hơn sau chủ trương của Bộ GD-ĐT.

Phóng to

* Thầy Nguyễn Tấn Phát (tổ trưởng tổ hóa Trường THPT Giồng Ông Tố, TP.HCM):

Nên bỏ phần nâng cao

Trong chương trình môn hóa khối THPT thì lớp 11 là nặng nhất, dài nhất. Nên cắt bớt phần hóa hữu cơ của khối lớp 11 do học sinh rất khó tiếp thu. Một số bài khác cũng cần giản lược, không nên để tình trạng kiến thức quá rối rắm. Chương trình môn hóa bậc THPT đang tồn tại hai dạng: cơ bản và nâng cao.

Tuy nhiên, khi thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH thí sinh được phép chọn một trong hai dạng đề. Và dĩ nhiên, đa số thí sinh chọn đề cơ bản, không ai dại gì chọn đề khó mà làm. Đối với các trường phổ thông cũng vậy, nhiều giáo viên đã chọn dạy theo sách cơ bản (chỉ trừ giáo viên trường chuyên).

Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên bỏ luôn phần nâng cao vì hiện nó tồn tại nhưng không mang lại nhiều tác dụng trong khi kinh phí để viết và xuất bản sách nâng cao là rất lớn.

* GV Dương Đức Thắng (tổ trưởng tổ vật lý Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội):

Cần tiếp tục giảm tải thi ĐH

Nếu dạy học hướng tới mục tiêu giúp học sinh thi ĐH có kết quả tốt thì nội dung sách giáo khoa hiện nay chưa đủ để các thầy dạy cho các em, kể cả sách nâng cao. Sự chênh lệch về mức độ yêu cầu giữa kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh ĐH hiện nay quá lớn. Bộ cần phải xác định sau khi giảm tải nội dung sách giáo khoa, bộ có tiếp tục đưa ra phương án giảm tải yêu cầu trong kỳ thi ĐH không. Nếu không, việc giảm tải sẽ mang đến thiệt thòi nặng nề cho học sinh.

* Nguyễn Minh Cường (cựu học sinh lớp 12A1 Trường THPT Gia Định, TP.HCM):

Mới lớp 10 đã học triết

Tất cả các môn xã hội đều quá nặng và dài lê thê với tôi. Nản nhất là cứ phải ngồi “tụng” cho thuộc lòng tất cả những kiến thức giáo khoa mà tôi thấy chẳng liên quan gì đến thực tế. Ở môn giáo dục công dân, nên bỏ hẳn phần triết học ở lớp 10 vì thật sự chúng tôi chẳng hiểu gì cả. Khi mới từ lớp 9 lên bậc THPT, tôi cảm thấy rất lạ lùng vì không thể hiểu nổi tại sao học sinh lớp 10 đã phải học triết. Hồi đó, vì không hiểu gì nên toàn học vẹt để làm bài kiểm tra, học xong là “chữ thầy trả thầy”...

Ở môn địa, nhiều bài khô khan và rất hàn lâm, ví dụ nếu không phải học những bài về địa chất có lẽ chúng tôi sẽ rất hạnh phúc. Bởi khi học xong, tôi cũng không “ngộ” ra được thêm điều gì, cũng không biết sau này ra đời những kiến thức đó sẽ áp dụng vào đời sống thế nào. Bộ GD-ĐT nên bỏ bớt một số bài hàn lâm và nên dành thời gian cho học sinh học về kỹ năng xem bản đồ, thực hành...

VĨNH HÀ - THƯ HIÊN - H.HG. ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar