11/11/2020 18:00 GMT+7

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện

B.H
B.H

Chương trình sữa học đường TP.HCM được thực hiện thí điểm giai đoạn 1 trong năm học 2019-2020. Từ tháng 11-2020, chương trình sẽ mở rộng phạm vi ra 24 quận huyện với khoảng 3.600 trường mầm non và tiểu học.

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện - Ảnh 1.

Vừa qua, khoảng 1.600 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, đại diện ban giám hiệu của các trường mầm non và tiểu học đã cùng tham dự hội nghị tập huấn chương trình sữa học đường giai đoạn 2, do Sở GD-ĐT TP.HCM và Vinamilk phối hợp tổ chức.

Buổi tập huấn cung cấp kiến thức, thông tin, ghi nhận và giải đáp nhiều câu hỏi của đại diện các phòng giáo dục, trung tâm y tế và nhà trường về cách thức đảm bảo việc triển khai chương trình sữa học đường an toàn và hiệu quả.

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện - Ảnh 2.

Đông đảo lãnh đạo các phòng giáo dục, thầy cô tham dự buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn, ông Trịnh Duy Trọng, đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết sữa học đường là một chương trình nhân văn, do đó lãnh đạo thành phố cũng như lãnh đạo ngành giáo dục rất quan tâm tổ chức. 

Trong giai đoạn 1, thành phố đã thí điểm tại 10 quận, huyện, nay tiếp tục mở rộng triển khai trên 24 quận, huyện, với mong muốn có sự chăm lo tốt hơn về dinh dưỡng của các em học sinh, đặc biệt là các em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học lớp 1.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 10-11, chương trình sẽ chính thức triển khai đến các em học sinh mầm non và tiểu học lớp 1 tại gần 3.600 cơ sở giáo dục trên toàn TP.HCM, với sản phẩm sữa cung cấp là sữa tươi tiệt trùng theo quy định của Bộ Y tế, 5 ngày/tuần, mỗi ngày một hộp 180 ml. 

Vinamilk là công ty được lựa chọn cung cấp sữa và triển khai chương trình trong giai đoạn 2 này thông qua quá trình đấu thầu công khai, minh bạch. Đơn vị này cũng đã chứng minh được năng lực triển khai trong giai đoạn 1.

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện - Ảnh 3.

Bác sĩ dinh dưỡng của Vinamilk cùng các giáo viên thực hành gấp vỏ hộp sữa trong lớp tập huấn

Ghi nhận ý kiến từ ban giám hiệu các trường thuộc 14 quận mới sẽ triển khai trong giai đoạn 2, chương trình sữa học đường TP.HCM được đông đảo phụ huynh đón nhận. 

"Đây là lần đầu tiên nhà trường triển khai. Trước đó, trường cũng có nghe chương trình tổ chức ở nhiều tỉnh, thành và mong muốn các em của trường cũng được uống sữa khi đến lớp. Nguồn dưỡng chất có trong sữa sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất, trí não. Vào ngày 10-11, gần 600 học sinh bán trú của trường sẽ được uống sữa học đường" - cô Lý Thị Mai Hương, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Trương Công Định (quận 6), cho biết.

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện - Ảnh 4.

Nhiều câu hỏi của đại diện các phòng giáo dục và các trường đã được Vinamilk giải đáp tại buổi tập huấn

Cô Phạm Thị Ngôn, hiệu trưởng Trường mầm non Rạng Đông 11A (quận 6), chia sẻ thêm rằng nhà trường đã tiến hành khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh về chương trình sữa học đường và nhận được sự đồng thuận cao của các phụ huynh vì ý nghĩa của chương trình và uy tín của công ty cung cấp sữa. Nhiều phụ huynh vẫn tiếp tục đăng ký cho con uống sữa tại trường, dự kiến số lượng sẽ còn tăng thêm.

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện - Ảnh 5.

Giáo viên Trường tiểu học thị trấn Củ Chi hướng dẫn học sinh uống sữa học đường đúng cách vào tháng 6-2020

Tương tự như giai đoạn 1, chương trình sữa học đường lần này cũng được triển khai theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ 30%, Công ty Vinamilk hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí, tương đương hơn 15.000 đồng mỗi tuần để con được uống sữa mỗi ngày tại trường. 

Với những học sinh thuộc diện nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố, học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang học tại các trường thực hiện đề án, các em sẽ được hỗ trợ chi phí uống sữa 100% với kinh phí từ ngân sách thành phố (50%) và Vinamilk (50%).

Giai đoạn 1 từ tháng 11-2019 đến tháng 10-2020, khoảng 1.600 trường mầm non, tiểu học tại 10 quận, huyện TP.HCM (quận 9, quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh) đã tổ chức cho học sinh uống sữa học đường. Đây là những trường thuộc quận, huyện ngoại thành tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều dân nhập cư.

Chương trình sữa học đường TP.HCM mở rộng đến 24 quận, huyện - Ảnh 6.

Giáo viên Trường mầm non thị trấn Củ Chi 2 hướng dẫn các em làm đồ chơi từ vỏ hộp sữa đã uống

Trong thời gian triển khai, mặc dù bị gián đoạn do COVID-19, nhưng nhiều trường cùng đơn vị cung cấp sữa Vinamilk không ngừng nỗ lực để các em được uống đầy đủ mỗi ngày khi đến trường. Đến nay, hơn 14,4 triệu hộp sữa đã được trao đến hơn 100.000 học sinh thuộc diện thụ hưởng.

Ngoài TP.HCM, chương trình sữa học đường quốc gia hiện đang được triển khai tại 25 tỉnh thành khác trên cả nước như Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long... với những kết quả tích cực bước đầu đáng ghi nhận.

B.H

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar