21/12/2018 08:13 GMT+7

Chương trình 'Gieo mầm tri thức': Vượt qua nghịch cảnh

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Hai học sinh đều có hoàn cảnh hết sức đáng thương: không cha mẹ từ khi còn bé. Nhờ có sự đùm bọc của ông bà, dì cậu, các em đeo đuổi con chữ và học giỏi. Thế nhưng chặng đường phía trước vẫn còn lắm gập ghềnh…

Chương trình Gieo mầm tri thức: Vượt qua nghịch cảnh - Ảnh 1.

Thanh Loan luôn chăm chỉ học, nuôi ước mơ thành luật sư - Ảnh: L.ĐAN

Vừa đi học về, em Võ Thị Thanh Loan, học sinh lớp 8 Trường THCS Trần Quốc Toản (huyện Đắk Rlấp, Đắk Nông), vội thay đồ rồi xuống bếp vo gạo nấu cơm cho ông bà ngoại. Loan ở với ông bà và cậu út hơn 10 năm nay, từ lúc mẹ mất, khi em mới được 2 tuổi...

Em mơ làm luật sư

Nhà cách trường gần 3km, hằng ngày Loan đi bộ đến lớp. Cụ Võ Văn Dữ (86 tuổi, ông ngoại Loan) kể: 14 năm trước, con gái ông - chị Võ Thị Tương Phụng - thương một thanh niên ở Hậu Giang rồi về sống cùng nhau. Khi bé Loan ra đời, bỗng nhiên người cha đi biệt tích, chị Phụng ôm con về nhà ba mẹ mình (xã Đạo Nghĩa, Đắk Rlấp) sống nhờ.

Lúc bấy giờ, cả gia đình cụ Dữ cũng mới chuyển từ tỉnh Đồng Nai lên, đất canh tác quá ít, cuộc sống vô cùng khó khăn. Chị Phụng gửi con cho ông bà ngoại rồi đi làm thuê ở xa kiếm tiền nuôi con.

"Nó (chị Phụng) thuê một mảnh đất ở huyện Krông Nô (cách Đắk Rlấp gần 100km - PV) để trồng mì (sắn). Tháng 9-2008, con tôi nói đi xuống rẫy nhổ mì để bán, nhưng hơn một tháng không thấy về. Chúng tôi lên rẫy tìm mới phát hiện thi thể cháu. Con tôi mất đột ngột, đến giờ cũng không rõ nguyên nhân" - cụ Dữ nhớ lại ngày đau buồn hơn 10 năm trước.

Cụ Diệp Thị Bình (77 tuổi, bà ngoại bé Loan) rơm rớm nước mắt, đưa tay vén tóc cháu ngoại và nói: "Chỉ thương con nhỏ, lúc mẹ mất còn chưa biết gì. Cũng may con bé khỏe mạnh, lanh lợi và học giỏi nên tui bớt lo nghĩ".

Theo cụ Bình, hai cụ có tám người con, đất đai ít, gia cảnh cũng không khấm khá gì. Hai cụ sống với con trai út đã có vợ và hai con, cuộc sống vất vả.

"Mỗi năm thu hoạch được 3-4 tấn cà phê nhân nhưng cũng không đủ trang trải bệnh tật của cháu (con trai út). Mới rồi nó đi phẫu thuật hở van tim, tốn rất nhiều tiền, giờ công việc nặng không làm được nhiều" - cụ Bình nói.

Vì gia đình cậu út và ông bà ngoại khá khó khăn, từ nhỏ Loan rất chăm chỉ trong việc học, phụ giúp gia đình. Cậu không làm được việc nặng nên mợ của Loan phải đi làm rẫy rất xa nhà, thường phải ở trong chòi rẫy, nhất là vào mùa thu hoạch cà phê.

Mọi việc vặt trong nhà Loan đều có thể đảm đương. Vất vả nhưng cô bé mồ côi này học rất giỏi, giấy khen treo kín trên vách căn nhà gỗ.

"Em mong sau này sẽ trở thành luật sư để giúp những người bị oan ức, nghèo khó, yếu thế" - Loan tâm sự.

Thầy Phạm Hồng Thương - hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản - cho biết: "Gia cảnh khó khăn, ông bà ngoại già yếu nhưng nhiều hoạt động ở lớp, ở trường em Loan đều rất chăm chỉ, nhanh nhẹn và nề nếp. Không chỉ vậy, học lực của em thuộc loại khá, giỏi nhiều năm.

Nhiều năm nay, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để Loan có môi trường học tập tốt nhất, để em không tự ti với hoàn cảnh của mình".

Chương trình Gieo mầm tri thức: Vượt qua nghịch cảnh - Ảnh 2.

Em Thu Hương trong giờ thể dục tại trường - Ảnh: L.ĐAN

Thương cháu như con mình

Hoàn cảnh em Trương Thị Thu Hương, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Đắk Rlấp), cũng khốn khó không kém. Hơn tám năm trước, do cuộc sống quá khó khăn, cha Hương để hai mẹ con ở huyện Đắk Rlấp rồi đi làm thuê ở huyện Đắk Song (Đắk Nông).

Những ngày ăn gió nằm sương khiến cha Hương mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Hơn một năm sau, mẹ Hương cũng qua đời vì bệnh tim. Cô bé mới hơn 3 tuổi bơ vơ khi chưa thể tự ăn, tự mặc.

Sau khi lo ma chay cho em gái, bà Nguyễn Thị Thanh (64 tuổi, dì ruột Hương) đưa cháu về nuôi. Nhà nghèo, hai mẹ con bà Thanh cũng thay phiên nhau vừa làm rẫy gia đình vừa đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập.

Bà Thanh kể: "Tui đưa cháu về nuôi, chăm sóc rất kỹ vì hoàn cảnh nó tội quá. Lo cho cháu ăn, cháu học, chăm bẵm từng chút để cháu bớt tủi thân. Mấy năm nay, năm nào cháu cũng có giấy khen nên tui mừng lắm. Còn chút sức khỏe nào, tui cũng sẽ cố lo cho cháu ăn học".

Thầy Bùi Nguyên Ánh, tổng phụ trách Đội Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, cho biết hoàn cảnh em Hương rất đặc biệt vì mồ côi và gia cảnh eo hẹp. Chính vì lẽ đó, khi có nguồn hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, nhà trường rất quan tâm đến em Hương.

Còn cô Nguyễn Thị Vang, phó hiệu trưởng nhà trường, nói thêm dù gia cảnh khó khăn nhưng em được thầy cô rất khen ngợi về nhiều mặt.

"Ngoài các nguồn hỗ trợ, nhà trường bằng nhiều cách quan tâm, động viên để em vượt qua cảnh ngộ của mình" - cô Vang nói.

Tặng 300 xe đạp cho học sinh nghèo Đắk Nông

Em Thanh Loan và Thu Hương là 2 trong 300 hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học giỏi tại tỉnh Đắk Nông được nhận học bổng vào sáng 21-12.

Học bổng nằm trong chương trình "" do báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông phối hợp tổ chức sẽ đồng thời trao tại ba huyện Tuy Đức, Đắk Rlấp và Đắk Glong.

Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng bao gồm: xe đạp, tập trắng, bút và 200.000 đồng tiền mặt.

Chương trình "Gieo mầm tri thức’’ do báo Tuổi Trẻ kết hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận (TP.HCM) tổ chức, đem quà đến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều vùng miền trên cả nước.

Theo đó, kèm mỗi phần quà là chiếc xe đạp, mong rằng sẽ giúp các em chở ước mơ của mình đi xa hơn, bớt khó nhọc hơn...

TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar