11/06/2020 09:14 GMT+7

Chướng ngại trên 'cao tốc hội nhập'

LÝ KIM CHI (chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM) - TRẦN VŨ NGHI ghi
LÝ KIM CHI (chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM) - TRẦN VŨ NGHI ghi

TTO - Mất 10 năm chúng ta mới "chạy xe" vào được "cao tốc hội nhập" đúng chuẩn toàn cầu khi Hiệp định thương mại tự do VN-EU (EVFTA) được Quốc hội nhất trí bấm nút tán thành.

Nhưng một khảo sát gần đây mà chúng tôi được biết có đến 85% doanh nghiệp trong ngành lương thực - thực phẩm ở TP.HCM chưa nắm rõ kiến thức về hội nhập,

cũng như các nội dung liên quan đến các hiệp định thương mại thế hệ mới mà VN vừa được thông qua trong thời gian gần đây.

Cùng với đó là thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn yếu, hầu hết đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, không có nguồn kinh phí đủ lớn để làm công tác thị trường, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm hay nâng cấp trình độ quản lý.

Đây là bất lợi và cũng là khó khăn, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi hội nhập. Sẽ rất khó nếu để doanh nghiệp phải tự "bơi" một mình, trực diện đối mặt với độ lớn mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường trong nước. 

Điều này sẽ đặt các doanh nghiệp nội địa đứng trước sức ép cạnh tranh lớn hơn ngay tại "sân nhà", nên rất cần sự giúp sức tích cực hơn nữa từ Nhà nước, nhất là trong việc hỗ trợ kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với các hệ thống phân phối nước ngoài để doanh nghiệp nắm rõ các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, bao bì, mẫu mã của mỗi mạng lưới phân phối nhằm có kế hoạch sản xuất hàng hóa phù hợp.

Thử hỏi cộng đồng doanh nghiệp sẽ "lái xe" kiểu gì trên "cao tốc hội nhập" nếu quy định mã số mã vạch không có cơ sở pháp lý vẫn được duy trì, bất chấp ý kiến phản đối, bức xúc của rất nhiều hiệp hội ngành hàng được đặt lên tận bàn Chính phủ như báo Tuổi Trẻ đã phản ảnh?

Gần hơn: cơ hội thu thêm nhiều triệu ngoại tệ bán gạo không những bị mất, mà các doanh nghiệp còn bị "lẹm" thêm cả tiền túi khi chính sách xuất khẩu gạo đã từng dừng đột ngột, không thông báo trước từ cơ quan quản lý để cộng đồng doanh nghiệp có sự chuẩn bị nhằm giảm thiểu thiệt hại nặng nề.

Hoặc một thực tiễn dù Nhà nước đã có các gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi, nhưng phần lớn các gói kích cầu này doanh nghiệp thường không dễ tiếp cận, mà nguyên nhân vẫn là những vướng mắc rất cũ...

Rõ ràng những chướng ngại nói trên lý ra không được xuất hiện trong bối cảnh thị phần tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nước ngày càng bị thu hẹp, sau rất nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập trên thị trường đã bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp ngoại. Và cộng đồng doanh nghiệp đang cần những "cú hích" để vực dậy guồng máy sản xuất kinh doanh vốn bị "ngấm đòn" rất nặng từ dịch COVID-19 để lại. 

Năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt sẽ bớt yếu, khả năng tăng hấp thu công nghệ để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ các "đại lộ" EVFTA, CPTPP mang lại sẽ sáng hơn nếu các quy định không đâu vào đâu chỉ gây điêu đứng cho doanh nghiệp, vốn đang được một số cơ quan hữu trách ra sức "nắm níu" vì lợi ích riêng, phải được quyết liệt "chặt" tận gốc.

Lúc đó mới hi vọng "tài xế" có thể "lái xe" chạy bon bon trên "cao tốc hội nhập" được.

EVFTA: Việt Nam muốn sớm thực hiện 'cơ hội vàng'

TTO - Ngày 8-6, Quốc hội đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại đầu tư Việt Nam - châu Âu (EVFTA) với 100% phiếu tán thành, mở ra cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân tiếp cận thị trường 18.000 tỉ USD.


LÝ KIM CHI (chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM) - TRẦN VŨ NGHI ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar