03/04/2015 00:10 GMT+7

​Chứng táo bón ở trẻ em

Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM
Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết, đa số chứng táo bón xảy ra ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, được gọi là táo bón chức năng.

Táo bón gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ như táo bón dễ làm trẻ biếng ăn, đau bụng từng cơn nhất là khi đi tiêu, trẻ có thể bị nôn trớ, hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ

-  Trẻ có thể bị táo bón do sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ khi cho trẻ uống, mẹ bị táo bón kinh niên cho con bú có thể làm trẻ mắc chứng táo bón, thực đơn ăn dặm của trẻ quá ít chất xơ, trẻ có thói quen không hoặc ăn quá ít rau và trái cây tươi, uống rất ít nước.

-  Một số trường hợp trẻ bị táo bón do tâm lý nên thường cố ý “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài.

-  Ngoài ra, do tác dụng của thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có chứa hoạt chất codeine, thuốc viên sắt… hoặc trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên cũng làm cho trẻ rất dễ bị táo bón.

Những thời điểm dễ xảy ra chứng táo bón ở trẻ

A. Giai đoạn trẻ tập ăn dặm

-  Trẻ đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn có thể bị táo bón do ăn không đủ lượng chất xơ và uống không đủ nước.

B. Tập ngồi bô hay bồn cầu

Trẻ có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân sau đây:

-  Chế độ ăn cần cho trẻ ở giai đoạn này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên trẻ dễ bị thiếu hụt chất xơ làm phân khô cứng gây ra táo bón.

-  Nếu trẻ không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới”, phản xạ thông thường là trẻ sẽ cố gắng nín nhịn, điều này có thể dẫn tới táo bón.

-  Trẻ đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu còn hay “nín nhịn” hơn để khỏi phải ngồi bô hoặc bồn cầu vì cảm giác khó chịu.

C. Giai đoạn đi học

-  Một số bé miễn cưỡng phải dùng nhà vệ sinh tại trường vì chúng không quen hoặc quá “công cộng”, điều này có thể dẫn đến việc nín đi tiêu.

Nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng ngừa chứng táo bón

-  Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt nếu trẻ còn bú mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ nhỏ, sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt và phòng chống hiệu quả chứng táo bón.

-  Trẻ bú sữa công thức nên pha sữa đúng cách và đúng tỷ lệ theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất. Lưu ý việc vệ sinh bình sữa đúng cách để phòng ngừa những căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và bổ sung lượng nước uống cần thiết giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

-  Trẻ lớn đã ăn dặm nên cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ từ nguồn rau xanh và trái cây tươi nhất là mận, táo, lê… là những loại nước ép rất tốt cho việc tiêu hóa.

-  Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhỏ phụ huynh nên xoa bóp (còn gọi là massage) vùng bụng cho trẻ, để giúp tăng nhu động ruột sẽ làm trẻ dễ tiêu hóa.

-  Trẻ bị táo bón nghiêm trọng và thường xuyên (trên 3 ngày không đi tiêu và tiêu rất khó khiến trẻ quấy khóc nhiều), phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ cho trẻ dùng thuốc và phải có sự theo dõi chặt chẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

Chọn trường tiểu học cho con không đơn thuần là chọn một nơi học chữ. Đó là một trong những quyết định đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất của hành trình nuôi dạy một con người tử tế, hạnh phúc.

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

UNESCO: Cần ‘thu nhỏ’ AI để cứu lấy môi trường

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ với những tiềm năng chưa từng có, nhưng cái giá phải trả cho sức mạnh ấy lại là gánh nặng khổng lồ lên hệ thống năng lượng toàn cầu.

UNESCO: Cần ‘thu nhỏ’ AI để cứu lấy môi trường

Israel phát triển vắc xin mRNA chống lại vi khuẩn gây chết người

Các nhà khoa học Israel đã tạo ra loại vắc xin mRNA đầu tiên trên thế giới có khả năng chống lại một loại vi khuẩn kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

Israel phát triển vắc xin mRNA chống lại vi khuẩn gây chết người

Điểm tin 18h: Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu; Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 10-7-2025

Điểm tin 18h: Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu; Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Đội Quản lý điện Đức Cơ: Nhọc nhằn nghề điện vùng biên

Những năm gần đây, hệ thống điện tại các xã vùng biên giới tỉnh Gia Lai từng bước được cải thiện rõ rệt cả về chất lượng và phạm vi phủ sóng.

Đội Quản lý điện Đức Cơ: Nhọc nhằn nghề điện vùng biên

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ C

Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người đã khiến nhiệt độ ở nhiều thành phố của châu Âu tăng thêm từ 2 - 4 độ C trong thời gian qua, đẩy sức nóng lên mức nguy hiểm.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ C
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar