07/12/2021 17:23 GMT+7

Chứng khoán đảo chiều tăng mạnh, nhiều người vẫn chưa dám 'xuống' tiền

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Sau hai phiên giảm mạnh, hôm nay 7-12, thị trường chứng khoán lội ngược dòng, tăng tốc trở lại. Riêng chỉ số VN-Index tăng 33 điểm. Dù vậy, không ít nhà đầu tư vẫn dè dặt, tổng giá trị giao dịch giảm hơn 9.900 tỉ đồng so với phiên trước.

Chứng khoán đảo chiều tăng mạnh, nhiều người vẫn chưa dám xuống tiền - Ảnh 1.

Sau hai phiên giảm mạnh, thị trường chứng khoán đã lội ngược dòng trong phiên 7-12 - Ảnh: BÔNG MAI

Hai cú sụp vừa qua khiến giới đầu tư chứng khoán không khỏi lo lắng, tuy nhiên sang phiên giao dịch hôm nay 7-12 tình thế đã đảo ngược, sắc xanh lan tỏa trên toàn thị trường ngay từ lúc khởi đầu và kéo dài đến cuối phiên. 

Theo ghi nhận, giữa lúc thị trường tăng điểm, nhiều nhà đầu tư cũng tranh thủ bán ra, hạ tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục.

"Tôi thấy thị trường rất khó đoán. Chỉ số các sàn tăng, nhưng nhiều mã chứng khoán danh mục của tôi vẫn bị lỗ. Tranh thủ lúc giá thị trường hôm nay, tôi hạ tỉ trọng, một số mã cắt lỗ, một số khác thì bảo toàn được ít lợi nhuận. Tôi giữ 40% cổ phiếu, 60% tiền mặt", chị Hải Yến (nhà đầu tư, TP.HCM) chia sẻ cách xử lý khi chứng kiến thị trường liên tục đảo chiều.

Công lớn dẫn dắt thị trường đi lên thuộc về các cổ phiếu trụ - nhận được lực mua lớn, điển hình như Vietcombank (VCB), PetroVietnam Gas (GAS), BID (BIDV), TCB (Techcombank), CTG (Vietinbank), VNM (Vinamilk)...

Bộ ba cổ phiếu họ Vin gồm VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), VRE (Vincom Retail) cũng nhận được lực mua đáng kể. Trong nhóm này, VIC là mã được nhiều nhà đầu tư gửi gắm kỳ vọng, khi phó chủ tịch Vingroup Lê Thị Thu Thủy chia sẻ với truyền thông "quá trình IPO (chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng) tại Mỹ chính thức bắt đầu".

Song song đó, HPG (Tập đoàn Hòa Phát) cũng là cổ phiếu gây nhiều chú ý, sau nhiều phiên giảm liên tiếp thì sang phiên hôm nay tăng hơn 4%, lên giá 47.600 đồng. Dù vậy, vẫn còn chặng đường nữa cần phải chinh phục để cổ phiếu này trở về giá đỉnh lịch sử 58.000 đồng/cổ phiếu xác lập vào hồi cuối tháng 10.

Đối lập với nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, hàng loạt cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ lại bị nằm sàn la liệt. Riêng IDI (Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia) tiếp tục có phiên thứ tư liên tiếp nằm sàn, đang neo ở giá 16.550 đồng/cổ phiếu, tương đương -35% so với mốc đỉnh xác lập cách đây khoảng một tuần.

Nhiều cổ phiếu khác cũng chung cảnh bị rớt giá mạnh, như TSC (Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ), STK (Sợi Thế Kỷ), CRE (Bất động sản Thế Kỷ), SJF (Đầu tư Sao Thái Dương)...

Khác với hôm qua, hôm nay chỉ số của tất cả các ngành đều tăng, trong đó top 5 lĩnh vực có chỉ số ngành tăng bậc nhất, theo thứ tự tăng dần, thuộc về ngành: bất động sản, công nghiệp, nguyên vật liệu, dịch vụ tiện ích và năng lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index chính thức tăng 33,19 điểm (+2,35%) lên 1.446,77 điểm. Thanh khoản sàn HoSE chỉ nằm mức 21.688 tỉ đồng, giảm gần 31% so với phiên trước.

Toàn bộ thành viên trong rổ VN30 đều tăng giá, bao gồm hai mã POW (Điện lực dầu khí Việt Nam) và VRE (Vincom Retail) là tăng trần. Chốt ngày, rổ này tăng 31,7 điểm (+2,14%) lên 1.512,62 điểm.

Sàn HNX và rổ HNX30 tăng lần lượt 10,56 điểm (+2,42%) lên 446,41 điểm và 28,18 điểm (+3,94%) lên 742,73 điểm. Về phần sàn UPCoM cũng tăng 1,66 điểm (+1,52%) lên 110,85 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chính đạt hơn 27.780 tỉ đồng, thấp hơn 26% (-so với phiên hôm qua.

Điểm sáng trong hai phiên gần đây là khối ngoại mua ròng hơn 610 tỉ đồng, trong khi tính từ đầu quý ba đến nay nhóm này vẫn bán ròng xấp xỉ 18.970 tỉ đồng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam - nhận định vì hôm qua VN-Index giảm mạnh xuống ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.400 điểm, nên phiên hôm nay có thể xem là một cú bậc phục hồi kỹ thuật. 

Hôm nay dù chỉ số VN-Index tăng mạnh, nhưng theo ông Minh, vẫn chưa đủ để xác lập xu hướng tăng của thị trường. Điều này cũng thể hiện qua khối lượng cổ phiếu giao dịch và tổng thanh khoản toàn thị trường đều giảm, nhiều nhà đầu tư vẫn đứng ngoài, chưa sẵn sàng quay lại thị trường.  

Ngăn 'bom nổ chậm' trái phiếu doanh nghiệp

TTO - Được xem là kênh huy động vốn mới bên cạnh vay ngân hàng, nhưng việc phát hành ồ ạt trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) "ba không" nếu không được chấn chỉnh có thể dẫn đến mất khả năng chi trả.

BÔNG MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Dù chịu áp lực lớn liên tục từ Tổng thống Donald Trump, rất khó để Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ với mức chi phí cao gần như gấp 10.

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Một số tin tức đáng chú ý: Hơn 14,7 triệu người tham gia góp ý sửa Hiến pháp 2013 qua VNeID; Lộ diện thêm quỹ ngoại nắm hàng chục triệu cổ phiếu ACB; Phạt một công ty chứng khoán vì không giữ tài liệu liên quan trái phiếu Hưng Thịnh...

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội vươn xa, nhưng nếu mở rộng vùng trồng thiếu kiểm soát đồng bộ về năng lực sản xuất và chất lượng sẽ là rủi ro lớn cho thương hiệu quốc gia đang dần được gây dựng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Lực lượng chức năng tỉnh Long An phát hiện hơn 11.800 lon sữa bột nhiều nhãn hiệu như Z1000 Gold+, Sanaki Grow IQ Plus (Sun), Gold 1+... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar