09/11/2018 19:57 GMT+7

Chung khảo 'Tri thức trẻ vì giáo dục 2018'

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Chiều 9-11, 14 tác giả, nhóm tác giả có công trình, sáng kiến tiêu biểu bước vào vòng chung khảo 'Tri thức trẻ vì giáo dục' để lựa chọn tối đa 5 công trình xuất sắc nhất.

Chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 - Ảnh 1.

Vòng chung khảo "" năm 2018 thu hút hơn 400 công trình, sáng kiến gửi về - Ảnh: NAM TRẦN

Trước đó ban tổ chức công bố 15 công trình, sáng kiến lọt vào chung khảo, tuy nhiên công trình "Phát triển năng lực tư duy cho học sinh dạy học Lịch sử ở trường THPT" của tác giả Dương Tấn Giàu đến từ TP.HCM chưa cam kết được vấn đề bản quyền nên xin rút lui khỏi chương trình.

Vòng chung khảo "Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018" tiếp tục đón các cơ quan báo chí tham dự, từ đó phóng viên sẽ có cái nhìn chi tiết về các công trình thông qua phần trình bày của từng tác giả, nhóm tác giả cũng như phần phản biện, đánh giá của hội đồng chung khảo uy tín. Nhờ sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí, xã hội sẽ hiểu hơn về năng lực và tâm huyết đóng góp cho ngành giáo dục của những người trẻ.

Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing, Tập đoàn Thiên Long


Tại vòng chung khảo, các tác giả thuyết trình tối đa 5 phút trước Hội đồng chung khảo về công trình, sáng kiến của mình, sau đó trả lời những câu hỏi "hóc búa" của Hội đồng chung khảo.

Nhóm tác giả Phạm Quỳnh Sơn, Đinh Đức Tiến (Lai Châu) với sáng kiến "Bàn học cải tiến" mở đầu buổi thuyết trình trước Hội đồng chung khảo.

"Từ quá trình học trên lớp, bàn học đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng chiếc bàn còn thô sơ, nhóm muốn cải tiến để bàn có nhiều công năng, sử dụng hơn.

Ngoài ra, khi học nhóm, thầy cô thường cho học sinh thảo luận, ghi ra bảng phụ… quá trình này tốn nhiều thời gian. Chúng em muốn khắc phục nhược điểm này và nghĩ đến bàn học cải tiến", nhóm chia sẻ về lý do triển khai sáng kiến.

Chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 - Ảnh 3.

Hội đồng ban giám khảo đánh giá các công trình, sáng kiến lọt vào vòng chung khảo - Ảnh: NAM TRẦN

Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup đặt câu hỏi: "Các bạn có tính đến chi phí sản xuất chiếc bàn này, và tính năng phụ có được sử dụng thường xuyên không?".

Nhóm cho biết, dự tính giá thành là 700.000 đồng/chiếc bàn. Nếu được áp dụng vào thực tế thì các nhà sản xuất sẽ thay thế bằng các chất liệu rẻ hơn.

Phần thuyết trình hứng thú hơn khi ông Thủy đóng vai "học sinh" tham gia trò chơi của nhóm tác giả có sáng kiến "Dụng cụ học tập sử dụng các môn ở khối tiểu học". Với sáng kiến này, TS. Nguyễn Quân góp ý về việc thăm dò quy mô với giáo viên, học sinh thích thú với sáng kiến này và tính toán giá thành ra sao.

Trong khi đó, nhóm tác giả là sinh viên đến từ Trường ĐH Quốc gia TP.HCM mang đến công trình "Shub - Hệ thống hỗ trợ môi trường giáo dục thông minh" tích hợp các công cụ tiện tích, cung cấp các giải pháp hỗ trợ sinh viên, nhà trường, giảng viên.

Nhóm tác giả cho biết ứng dụng đã nhận được sự đón nhận của các trường đại học và sinh viên với 5.000 sinh viên là người dùng dùng thử ứng dụng.

Sinh viên lo lắng, đổ mồ hôi tay trước áp lực môn học… Trước tình trạng này, hai bạn học sinh Lê Thanh Nhã, Lê Huỳnh Mai Tâm, lớp 12 đến từ TP.HCM sáng tạo công trình "Nguyên nhân, tác động của hội chứng Sophophobia lên học sinh THPT và đề xuất hướng khắc phục".

Chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 - Ảnh 4.

Hai học sinh Lê Thanh Nhã và Lê Huỳnh Mai Tâm thuyết trình về hội chứng Sophophobia - Ảnh: NAM TRẦN

Giải pháp nhóm đưa ra là ra cuốn cẩm nang Sophophobia dùng cho giáo viên và học sinh, giao lưu với các nhà tư vấn tâm lý. Nhóm đã thực nghiệm cuốn cẩm nang tại một số Trường THPT ở TP.HCM, có nhận xét của các bạn học sinh.

Nhóm tự tin công trình sẽ được ứng dụng đến học sinh nếu được phổ biến rộng rãi. Công trình này được các chuyên gia đánh giá cao khi chính các bạn học sinh tìm hiểu, đưa ra giải pháp cho học sinh.

Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn, Tập đoàn Thiên Long phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ bước sang năm thứ ba. Từ hơn 400 công trình, sáng kiến gửi về, ban tổ chức đã lựa chọn ra 14 công trình, sáng kiến tiêu biểu nhất lọt vào vòng chung khảo.

Thành viên Hội đồng chung khảo năm nay là những chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý giáo dục, phản biện xã hội. Đặc biệt năm nay là năm đầu tiên có thêm một nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

Hôm nay 10-11, các tác giả, nhóm tác giả lọt vào vòng chung khảo sẽ gặp mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tối 11-11 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội sẽ diễn ra lễ trao giải "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018. Tại đêm trao giải sẽ công bố các công trình, sáng kiến xuất sắc nhất nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng cùng bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Còn lại các tác giả lọt vào vòng chung khảo sẽ nhận được phần thưởng trị giá 10 triệu đồng cùng bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 - Ảnh 6.

TTO - Để xây dựng hệ sinh thái giao tiếp thông minh trong trường học, nhóm sinh viên khoa CNTT Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM đang phát triển SHub trở thành không gian mạng để trao đổi thông tin tự động, chính xác.

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar