30/03/2018 13:20 GMT+7

Chuẩn bị vận hành thử nghiệm đài thiên văn tại Hà Nội

T.HÀ
T.HÀ

TTO - Đài thiên văn và nhà chiếu hình vũ trụ thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được bàn giao kỹ thuật và vận hành thử nghiệm vào tháng 6-2018.

Đây là một trong hai đài thiên văn được đầu tư xây dựng trong khuôn khổ dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. 

Trước đó, đài thiên văn tại Nha Trang đã đi vào hoạt động từ năm 2017.

Chuẩn bị vận hành thử nghiệm Đài thiên văn tại Hà Nội - Ảnh 1.

Ảnh chụp Thiên hà Tiên nữ, thiên hà gần chúng ta nhất, một trong những bức ảnh đầu tiên được chụp bởi kính thiên văn tại đài thiên văn Hòa Lạc sau khi việc lắp đặt hoàn thành/Nguồn: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Đài thiên văn tại Hà Nội bao gồm một kính thiên văn quang học có đường kính 0,5m, là kính thiên văn lớn nhất Việt Nam hiện nay, do một công ty nổi tiếng của Ý về cơ khí chính xác, thiết kế và chế tạo. 

Kính thiên văn đặt tại đài có cấu trúc dẫn động đồng bộ với mái vòm điều khiển tự động, được trang bị một máy ghi nhận hình ảnh chuyên dụng và một bộ phân tích phổ chất lượng cao.

Tại đây sẽ có một nhà chiếu hình vũ trụ 100 chỗ ngồi với đường kính 12m được thiết kế với màn hình dạng mái vòm, lớn hơn nhà chiếu hình vũ trụ hiện có ở Nha Trang (60 chỗ ngồi). 

Những hình ảnh cũng như những thước phim được trình chiếu lên màn hình vòm này bởi hệ thống 6 máy chiếu độ phân giải cao tạo hiệu ứng 3D, có thể mang đến trải nghiệm chân thực về không gian - vũ trụ và các vì sao. 

Nhà chiếu hình cũng là công cụ cung cấp hiểu biết và kiến thức về thiên văn, sử dụng hình ảnh trực quan để giải thích chuyển động của các vật thể trên trời và nhiều hiện tượng thiên văn lý thú.

Khi Đài thiên văn tại Hà Nội được đưa vào hoạt động, khách tham quan sẽ được xem những bộ phim về lịch sử hình thành vũ trụ một cách chân thực, ấn tượng với nhà chiếu hình vũ trụ, được tham quan và chứng kiến sự vận hành của kính thiên văn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, đài thiên văn Hà Nội sẽ là nơi thực hiện các nghiên cứu về vũ trụ như quan sát sao biến quang, đo phổ vạch từ các ngôi sao để thu thông tin về loại sao, tốc độ quay và độ lớn từ trường trên bề mặt sao, đo vận tốc xuyên tâm của sao chủ để tìm kiếm ngoại hành tinh... 

Hiện Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang xây dựng chương trình phổ biến kiến thức cho học sinh trung học, để khi đến tham quan đài thiên văn tại Hà Nội và Nha Trang, các em sẽ được trải nghiệm, tiếp thu các kiến thức lý thú và phù hợp về khoa học vũ trụ và thiên văn.

 "Đây là sự khởi đầu quan trọng để thế hệ trẻ hiểu về khoa học vũ trụ và hình thành niềm đam mê với lĩnh vực này" - TS Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

TTO - Kế bên Hòn Chồng, đài thiên văn Nha Trang được xây dựng từ năm 2014 do Trung tâm Vũ trụ quốc gia (Viện hàn lâm Khoa học VN) làm chủ dự án

T.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar