06/09/2016 09:44 GMT+7

Chuẩn bị mổ tách hai bé dính nhau

LÊ THANH HÀ, LETHANHHA@TUOITRE.COM.VN
LÊ THANH HÀ, [email protected]

TTO - Đó là hai bé gái con chị T.Q. (18 tuổi, người S’Tiêng, ở Bình Phước) dính nhau vùng cùng cụt, khiến hai bé đâu lưng vào nhau, mặt nhìn về hai hướng.

Hai bé dính nhau được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - Ảnh: HỮU KHOA

Ngày 5-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, hội chẩn toàn viện với sự hỗ trợ chuyên môn của GS.BS Trần Đông A - nguyên phó giám đốc bệnh viện. Đồng thời lên kế hoạch mổ tách rời giúp hai bé có cuộc sống riêng biệt như mọi trẻ em bình thường.

Chiều cùng ngày, bệnh viện họp báo thông tin về hai bé dính nhau này.

Dị tật, non tháng, nhẹ cân

Chị T.Q. mang song thai đầu lòng hai bé gái, quá trình mang thai chị chỉ đi siêu âm thai một lần nên không biết rõ tình trạng phát triển của thai kỳ.

Ngày 23-7, do bị đau bụng chị T.Q. đến Bệnh viện Đa khoa Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) khám thai.

Do thai nằm vị trí ngôi mông, sản phụ có dấu hiệu sinh non nên sáng 24-7 các bác sĩ mổ lấy thai ra hai bé gái dính nhau, cân nặng 3,4kg.

Do bị ngạt nặng, sinh non tháng, dính liền nhau vùng cùng cụt nên sau khi hồi sức cho các bé, bệnh viện cho chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 - cho biết tại bệnh viện này, các bé được tầm soát toàn diện về sức khỏe, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy hai bé không có hậu môn mà chỉ có hai lỗ dò rỉ phân vào vị trí tiền đình là vùng âm hộ.

Một bé có dị tật khác kèm theo là trật khớp háng (phải) bẩm sinh, khiếm khuyết một phần khung sườn bên phải.

Sau sáu tuần được hồi sức tích cực, chăm sóc chu đáo, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch và bơm sữa qua ống thông dạ dày, thụt tháo phân mỗi ngày, hiện hai bé cân nặng được 4,6kg.

Do tư thế hai bé đấu lưng vào nhau, cứ khoảng 3-6 tiếng các điều dưỡng lại phải xoay trở hai bé ngược phía lại để tránh loét da, nhiễm trùng.

Các bé đang tiếp tục được nuôi dưỡng chờ ngày phẫu thuật.

Về phía người mẹ, do còn quá trẻ, không biết cách tự chăm sóc, vệ sinh thân thể sau sinh, các bác sĩ và điều dưỡng phải hướng dẫn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ để chị T.Q. có đủ sữa cho con bú.

Khả năng thành công 87%

Theo bác sĩ Ngọc Thạch, các bé được hội chẩn toàn viện bởi các chuyên gia nhiều ngành để thống nhất hướng điều trị và phẫu thuật trong thời gian tới.

“Do vùng cùng cụt dính nhau có diện tích lớn, nên đầu tháng 10-2016 bệnh viện sẽ đặt túi giãn da vào vùng hông cho cả hai bé để có da ghép vào vùng cùng cụt bị hở sau khi mổ tách dính. Khi các bé được khoảng 3-4 tháng sẽ tiến hành mổ tách rời hai bé.

Nhằm bảo vệ cuộc mổ an toàn, tránh nhiễm trùng sau mổ, trước khi phẫu thuật hai bé được mổ đặt hậu môn tạm để đưa phân qua vùng bụng ra ngoài, không cho phân theo lỗ dò ra đường âm hộ là vùng gần với vị trí phẫu thuật” - bác sĩ Thạch cho hay.

Khó khăn của ca mổ tách rời hai bé, theo bác sĩ Thạch, là kết quả chụp MRI cho thấy hai bé dính màng bao tủy vùng chùm đuôi ngựa, với dịch não tủy thông nhau, nghi ngờ vùng chóp tủy - dây thần kinh tận cùng - hợp lại làm một.

Khi cấu trúc thần kinh dính nhau thường đi kèm với mạch máu lớn. Nếu phẫu thuật tách bạch cấu trúc thần kinh không khéo léo, sơ sẩy đụng vào mạch máu lớn sẽ gây vỡ, khiến trẻ có thể tử vong trên bàn mổ.

Việc thiếu da che phủ vùng tách dính cũng dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ tiêu, tiểu không tự chủ sau mổ rất cao.

Đặc biệt, cho dù làm tốt thế nào thì tỉ lệ dò dịch não tủy sau mổ cũng lên tới hơn 37%. Khi dò dịch não tủy thì nguy cơ nhiễm trùng hệ thần kinh không tránh khỏi và cuộc mổ coi như “phá sản”.

Tuy nhiên, do Bệnh viện Nhi Đồng 2 có khoa ngoại thần kinh mạnh về chuyên môn, có kính vi phẫu... nên bác sĩ của bệnh viện có đủ khả năng phẫu thuật để tách dính vùng chóp tủy - dây thần kinh bị dính làm một, giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho hai bé.

Ca mổ tách dính hai bé theo kế hoạch sẽ thực hiện khi các bé được 3-4 tháng tuổi. Ca mổ dự kiến kéo dài ít nhất 5 tiếng, với sự tham gia của rất nhiều bác sĩ thuộc các chuyên khoa ngoại thần kinh, ngoại tiêu hóa, ngoại chỉnh hình, ngoại tổng quát, gây mê - hồi sức, chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, mỗi êkíp tối thiểu từ 3-5 người.

Với những dị tật như lỗ dò đường âm hộ, tạo hình hậu môn, đóng hậu môn tạm, sửa trật khớp háng cho một bé sẽ được các bác sĩ thực hiện sau khi ca mổ tách dính thành công.

Trẻ dính nhau rất hiếm

Theo bác sĩ Thạch, trẻ song sinh dính nhau có thể dính nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Dính nhau nhiều nhất là chung thân (chiếm tỉ lệ 28% trẻ song sinh dính nhau), khiến trẻ sinh ra là một người có hai đầu và có chung gan, thận, phổi, ruột, có khi chung cả tim.

Thứ hai là dính ngực - bụng (19%).

Thứ ba là dính vùng đầu, còn hai thân tách biệt (11%).

Thứ tư là dính vùng cùng cụt, tỉ lệ rất hiếm (6%).

Về suất độ song thai dính vùng cùng cụt thì cứ trên 1 triệu dân có khoảng 10 trẻ bị dị tật này.

Nguyên nhân trẻ song sinh dính vùng cùng cụt là do sinh cùng trứng nên giới tính thường giống nhau (nam - nam hoặc nữ - nữ) và dính cùng vị trí, đối xứng nhau. Song sinh nữ dính nhiều hơn song sinh nam.

Đối với trẻ song sinh dính cùng cụt thì ngoài dị tật này còn những dị tật khác như dị tật tim, đảo ngược phủ tạng, thiểu sản phổi, bất sản thận... nhưng với hai bé này chỉ một bé có dị tật khiếm khuyết xương sườn và trật khớp háng bẩm sinh.

Tỉ lệ sống theo y văn sau phẫu thuật chương trình (có sự chuẩn bị kỹ và không bị áp lực về thời gian) là 87%.

LÊ THANH HÀ, [email protected]

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Bướu mỡ 8kg chèn ép, làm suy yếu chức năng thận của người đàn ông 47 tuổi

Một người đàn ông 47 tuổi (ngụ tỉnh Long An) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) phẫu thuật thành công loại bỏ khối bướu khổng lồ nặng 8kg đang chèn ép, làm suy yếu chức năng cơ quan nội tạng.

Bướu mỡ 8kg chèn ép, làm suy yếu chức năng thận của người đàn ông 47 tuổi

Thu hồi, tiêu hủy toàn quốc lô dung dịch vệ sinh phụ nữ, dầu gội đầu nhập khẩu vi phạm

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Uyên Phương và Công ty TNHH mỹ phẩm và hóa chất Quang Xanh.

Thu hồi, tiêu hủy toàn quốc lô dung dịch vệ sinh phụ nữ, dầu gội đầu nhập khẩu vi phạm

Ăn nhầm mì tôm chứa thuốc diệt chuột, 4 trẻ may mắn được cứu sống

Bốn trẻ 5 - 9 tuổi ăn nhầm mì tôm có chứa thuốc diệt chuột được tiểu thương dùng để bẫy chuột ở chợ.

Ăn nhầm mì tôm chứa thuốc diệt chuột, 4 trẻ may mắn được cứu sống

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Đó là thực trạng đáng báo động được đưa ra tại diễn đàn 'Điều em muốn nói' lần 3 với chủ đề 'Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới' chiều 14-5.

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar