09/08/2021 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chữa lành giữa mùa dịch

LÊ DƯƠNG ANH TUẤN
LÊ DƯƠNG ANH TUẤN

TTO - Trong thông điệp năm mới, Liên Hiệp Quốc gọi năm 2021 là 'năm để chữa lành' (year of healing). Sau những mất mát về vật chất kinh tế lẫn thói quen thường nhật, con người cần thiết phải quay về với chính mình.

Chữa lành giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Sau những mất mát về vật chất kinh tế lẫn thói quen thường nhật, con người cần thiết phải quay về với chính mình - Ảnh minh họa: CMU.EDU

Thời gian nghỉ dịch ở nhà dài ngày và hạn chế ra đường, hầu hết chúng ta đều nghe và biết về việc cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần, như là một tác động gián tiếp của COVID-19 cũng cần được trị liệu. Nên bắt đầu từ đâu cho đúng?

"Thuốc" ở bên trong bạn

Dưới góc độ tâm lý học, hầu hết chúng ta đều có thể đã tổn thương. Bởi chúng "không thể thấy bằng mắt", và khi bị áp lực của cuộc sống bủa vây thì sự tỉnh thức về những tổn thương ấy không đủ để con người biết mà chữa lành.

Chính vì thế, việc tranh thủ đại dịch này để chữa lành cho bản thân, chăm sóc và bồi dưỡng cho phong độ của tâm hồn sẵn sàng cho một cuộc sống hoàn toàn mới cũng là một cách nâng cao chất lượng sống.

Trước hết, ta cần nhận diện được và gọi tên chúng. Dấu hiệu ở đâu?

Có lẽ không ít trong chúng ta đôi khi đột nhiên buồn chán không lý do, hay bất chợt nóng nảy chỉ vì một câu đùa mà trước đây mình cho là bình thường, hay thậm chí là chỉ muốn nằm dài trên giường mà chẳng muốn làm gì… Đó đều là những dấu hiệu của tổn thương chưa được để ý.

Các nhà trị liệu tâm lý cho rằng việc giúp đỡ những người bị tổn thương chính là giúp họ quay về với chính mình. Khi ta bận tâm quá nhiều vào những thú vui như rượu bia, game… hay thậm chí là công việc, não sẽ không xuất đủ endorphin và serotonin giúp ta được an thần và thoải mái nữa, bởi nó "cho rằng" chúng ta đã đủ sức tìm được sự thư giãn khác ở bên ngoài.

Vì vậy, trị liệu là giúp người bị tổn thương quay về với chính mình để cân bằng và tìm thấy năng lượng từ bên trong, thay vì "nghiện" những thứ hấp dẫn hữu hạn bên ngoài. Khi ta đủ hài lòng với chính mình, hai nội tiết tố trên sẽ được chiết xuất đủ, và ta sẽ biết mình cần phải làm gì để tận hưởng cuộc sống.

Chữa lành giữa mùa dịch - Ảnh 2.

Thiền là một cách hữu hiệu để "quay về" - Ảnh minh họa: Newsweek

Quay về bằng cách nào?

Nhiều người bạn của tôi đã chọn cách thiền trong mùa dịch. Chủ quan mà nói, đây là cách hữu hiệu nhất. Khi hành thiền tức là ta dừng lại những suy nghĩ, thôi rong ruổi ở quá khứ và lo âu vì tương lai, chỉ tập trung cho hiện tại và nhận biết những thứ đang diễn ra.

Chính điều đó sẽ tái xây dựng cho chúng ta "tính biết" của bản năng tự nhiên để nhận diện được những vết thương nội tâm, mà như đã nói, vì áp lực của cuộc sống nên đã bị ngủ quên. Từ đó quá trình chữa lành cho bản thân được kích hoạt.

Một cách khác, dễ dàng hơn là hãy cho mình biết mình nghĩ gì. Nhiều người có thói quen viết nhật ký, một số thì không. Đây là dịp để chúng ta thực hành lại hoặc bắt đầu một thói quen trước đó chưa có.

Viết ra để có thể hiểu chính bản thân mình, chúng ta đang "mắc kẹt" ở đâu, và sau đó là hãy chấp nhận nó. 

Một điều sai trái thường được thực hiện là tiếc nuối những điều ở quá khứ, và lo rằng chúng sẽ khiến cho những dự định tương lai trở nên dở dang. 

Chúng ta cần tin rằng chính mình là điểm khởi đầu cho mọi việc, và tương lai bắt đầu từ hôm nay. Quá khứ là để học hỏi, đừng nên trói mình vào đó.

Cuối cùng, dù tổn thương là một sự thiệt thòi, nhưng đó cũng là một món quà. Chỉ có người tổn thương mới đi tìm những liệu pháp vun đắp cho tâm hồn của mình một cách triệt để. Và thông qua đó, họ có nhiều kinh nghiệm và năng lượng để giúp đỡ người khác về tâm lý. 

Vậy nên, hãy giúp những người xung quanh cùng được tỉnh thức và chăm sóc cho chính mình, bởi chỉ có người bị tổn thương mới hiểu người bị tổn thương.

Mời bạn chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online cách nâng chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, bạn bè khi ở nhà mùa dịch, từ việc học tập, thể thao, giải trí... Bài viết không quá 800 chữ, có thể kèm ảnh và video. Email gửi về [email protected]. Bạn đọc vui lòng cung cấp thông tin tài khoản và mã số thuế để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Vượt qua lo âu mùa dịch cùng phương pháp Mindfulness

TTO - Với đặc thù công việc kỹ sư dầu khí phải chịu đựng áp lực cao, đồng thời phải gánh vác trách nhiệm gia đình của mẹ hai con, tôi thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi. Tôi đã tìm hiểu về phương pháp Mindfulness để cân bằng cuộc sống.

LÊ DƯƠNG ANH TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Viết tiếp bản hùng ca nhà giàn DK1

Hôm nay kỷ niệm 36 năm Ngày nhà giàn DK1, tính từ cột mốc chỉ thị 180 ngày 5-7-1989 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập Trạm Dịch vụ - kinh tế - khoa học - kỹ thuật thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Viết tiếp bản hùng ca nhà giàn DK1

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

150 đội hình tình nguyện "Đồng hành cùng địa phương" của các bạn trẻ TP.HCM cùng tham gia hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục hành chính tại các phường, xã trong những ngày đầu triển khai chính quyền hai cấp.

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Ngày 4-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar