05/04/2024 19:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chưa kịp tổn thương đã đi chữa lành

Gần đây trên một số diễn đàn mạng xã hội, nhiều nhóm bạn trẻ hẹn nhau tổ chức các khóa học 'chữa lành'. Trong khi đó, theo giới chuyên môn, người trong cuộc nên tìm cách nhận diện đúng tình trạng của mình, thay vì chỉ ảnh hưởng từ mạng xã hội.

Có thực rằng chúng ta đang

Có thực rằng chúng ta đang "tự thấy tổn thương", bỗng dưng mệt mỏi quá mức hay đang quá áp lực thật không?

Tâm lý "tự thấy nhiễm" từ môi trường ảo?

Một giảng viên đại học kể với chúng tôi trong lớp cô ấy chủ nhiệm đại học có một số sinh viên dù xuất thân từ gia đình khó khăn, mới ra thành phố học được 3 năm nhưng thường hay than vãn, rồi còn tham dự tích cực các lớp chữa lành.

Than vãn mệt mỏi nhưng đi liền với đó là cảnh đăng ảnh thụ hưởng an yên gắn liền với đồng quê thanh bình là một biểu hiện của tư duy sống ảo, không phản ánh tâm lý thật của người đang gặp bế tắc về tinh thần, chất lượng sống.

Một cậu em của tôi từ lúc ra trường rồi đi làm tới nay cuối tuần nào cũng rủ mấy nhóm bạn chạy xe lên đèo Hải Vân, chọn một vị trí đẹp để "chill".

Ngay sau đó, trên Facebook lập tức sẽ có cảnh "mỏi mệt quá thì chạy trốn khỏi thành phố để tìm chốn an yên".

Có hôm tôi ngồi với anh chàng và hỏi rằng có thấy mệt quá không thì cậu trả lời rằng "đó chỉ là trên Facebook thôi. Đăng vậy cho vui, nhìn cho sang chảnh tí thôi, chứ đã làm gì ra trò trống mà mệt".

Một người bạn của tôi kể cách đây mấy năm anh có người bạn con nhà có điều kiện. Bạn giỏi, kinh doanh thừa hưởng nền tảng gia đình rồi làm ăn rất khá giả. Bỗng một ngày thấy bạn đem cả gia đình với 3 đứa con khôi ngô tuấn tú lên một vùng rừng núi dựng nhà tranh để ở.

Chừng 4 năm sau, khi thấm cuộc sống "về quê an yên rồi", bạn dẫn vợ con quay lại thành phố và tìm cách gửi con vào trường học để đi học trở lại. Bạn nói tưởng về quê an yên, hóa ra chỉ là cảnh trên phim, trên Facebook. Ai không tin cứ thử về quê sẽ thấy đủ thứ, chứ không giống trên mạng.

Người trẻ đang thiếu công cụ quản lý cảm xúc

Gần đây trên mạng và ngoài đời lại xuất hiện các khóa học chữa lành. Người nước ngoài, người có tâm bệnh, người lớn tuổi thì không nói làm gì. Nhưng tôi lại thấy có không ít người trẻ rất tích cực tham dự các khóa này.

Nhưng đáng nói là không phải học miễn phí, chi phí một chương trình như vậy không hề nhỏ. Trong khi có những người trẻ chẳng bệnh tật hay mỏi mệt gì, thậm chí còn thất nghiệp, nhưng lại tự thấy mình tổn thương và tìm tới các khóa học chữa lành.

Hiệu quả chữa lành tới đâu thì chưa rõ, nhưng có thể thấy rằng đây là một biểu hiện của việc thích sống theo xu hướng, tự nhận thấy mình bệnh tật, tổn thương mà thực tế không hề có.

Trong khi người trẻ cái thường thấy nhất là nhiệt huyết, là tinh thần phấn đấu vượt lên, sáng tạo tìm tòi và khao khát lập thân lập nghiệp ngút ngời, thì lại có những người trẻ tự cho mình mỏi mệt rồi có tâm lý muốn rút lui. Rồi tự thấy mình có tâm bệnh cần được chữa lành.

Theo tôi, đây không chỉ là một xu hướng tiêu cực, mà cho thấy một lối sống thụ động, kém ý chí, thích hưởng thụ và quá ảo, hoàn toàn không phản ánh đời sống thật của phần lớn người trẻ tích cực, đặc biệt ở những người trẻ có ý chí khát khao vượt lên hoàn cảnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Lê Thị Lâm - giảng viên khoa tâm lý, giáo dục Trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng - cho rằng trước áp lực về học tập, cuộc sống, công việc, một số bạn trẻ hiện nay thay vì can đảm vượt qua thì lại có xu hướng chọn cách buông bỏ, trốn tránh. Những trào lưu như bỏ phố về quê, home shool, chữa lành… đang ngày càng được nhiều người theo đuổi.

Rõ ràng giữa việc chọn đối diện với thử thách để vượt qua bằng bản lĩnh, ý chí thì việc buông bỏ dễ dàng hơn nhiều.

Theo chị Lâm, các xu hướng mới đa phần đến từ mạng xã hội, nhưng sự trải nghiệm không đủ nên người trẻ dễ bắt chước và cho rằng làm như vậy sẽ tìm được sự cân bằng tinh thần.

Đây cũng như cơ chế phòng vệ tâm lý, trốn tránh thử thách, mà không nghĩ sâu xa tới giá trị căn bản của cuộc sống: đó là mọi thành công đều không đến dễ dàng. Và cái dễ dàng thường sẽ không tạo ra kết quả tích cực.

Ở góc độ nào đó, những hiện tượng vừa qua cũng cho thấy sức khỏe tâm thần của người trẻ hiện nay là vấn đề, cần được quan tâm.

Chính vì vậy, tiến sĩ Lâm nhấn mạnh rằng việc cung cấp cho họ các công cụ để phát triển, tạo ra những hình mẫu người trẻ vượt lên thử thách, tôn vinh lối sống lành mạnh, các kỹ năng quản lý stress để người trẻ biết cách duy trì các mối quan hệ xã hội là rất cần thiết.

Nên được tham vấn tâm lý

Theo bác sĩ tâm lý trị liệu Nguyễn Hồng Bách, xu hướng tự "chữa lành" của các bạn trẻ hiện nay cũng được coi là chiều hướng tích cực khi mọi người đang ngày càng quan tâm đến vấn đề tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn nhận đúng vấn đề tâm lý mà chúng ta đang gặp phải.

Trong quãng đời của mỗi con người, có những thời điểm dễ xảy ra sang chấn tâm lý.

Thứ nhất là khi gặp sang chấn tâm lý từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi vị thành niên không giải quyết được vấn đề, đó là những sang chấn cực nặng.

Thứ hai là sang chấn tuổi vị thành niên khi bắt đầu vào công việc, bị áp lực bởi gia đình, cuộc sống...

Thứ ba là tuổi trung niên, sang chấn trước tuổi về hưu khi chuẩn bị chia xa công việc, đồng nghiệp, môi trường quen thuộc.

Thứ tư là sang chấn do tuổi già, khi chuẩn bị sang thế giới bên kia.

"Ở những bạn trẻ, bản thân các bạn phải cảm nhận được vấn đề mình đang gặp phải. Khi thấy tâm trạng mình khác lạ đã cần phải nghĩ đến việc "chữa lành".

Trong trường hợp các bạn hiểu rõ được vấn đề mình đang gặp phải, ví dụ chỉ là stress trong công việc, lo lắng về các mối quan hệ,… nhưng vẫn kiểm soát được thì có thể lựa chọn nghỉ ngơi, tạm thời buông bỏ những áp lực để tự "chữa lành", chiến thắng bản thân.

Thế nhưng, khi các bạn gặp vấn đề như mất ngủ triền miên, buông xuôi, chán nản, không còn mục đích sống,… đây là những biểu hiện đầu tiên của trầm cảm, cần được "chữa lành".

Lúc này, các bạn trẻ cần được sự tham vấn của bác sĩ tâm lý, tâm thần để có hiểu rõ được mức độ sang chấn mà các bạn đang gặp phải. Việc can thiệp càng sớm sẽ càng khiến các bạn trở sớm trở lại với cuộc sống thường ngày", bác sĩ Bách chia sẻ.

Đặc biệt, bác sĩ Bách khuyến cáo các bạn trẻ không nên tự đi tìm các thông tin trên mạng để tự áp dụng cho bản thân, bởi với những thông tin không được kiểm chứng có thể khiến bạn rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý cao hơn.

Bạn thường làm gì khi cần được ‘chữa lành’?

'Bạn thường làm gì khi thấy mình cần được chữa lành?'; 'Lần gần nhất bạn nói lời yêu thương là với ai, khi nào?' 'Bạn tự hào nhất về bản thân vì điều gì?'…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Ngày 8-7, trước tình hình thiếu máu nghiêm trọng tại ngân hàng máu Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ tiếp tục phát thông điệp khẩn, kêu gọi hiến máu tình nguyện.

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Sau vụ phát hiện dầu gió con ó giả, dầu Ông già Thái Lan giả... Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế rà soát những sản phẩm kinh doanh trong khuôn viên bệnh viện.

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện như bệnh viện đa khoa huyện trước đây có sự thay đổi thế nào?

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar