15/01/2024 09:25 GMT+7

Bí quyết tự chữa lành những tổn thương cơ thể

Giảm thiểu căng thẳng, chữa lành những đau nhức sau luyện tập, giảm bệnh, cần làm gì?

Tập thể dục giúp cơ thể có giấc ngủ sâu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tập thể dục giúp cơ thể có giấc ngủ sâu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngủ! Ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, giấc ngủ còn giúp chữa lành những tổn thương vi thể tại cơ bắp…

Chú ý chất lượng giấc ngủ song song luyện tập

Nhiều người thắc mắc bản thân rèn luyện thể thao điều độ, thư giãn cơ bắp đúng cách, áp dụng nghiêm ngặt khung thời gian nghỉ ngơi và tập luyện nhưng trong người họ vẫn có cảm giác uể oải, mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, nhưng một nguyên nhân ít người nghĩ đến đó là chất lượng giấc ngủ.

Theo Viện Nghiên cứu giấc ngủ Hoa Kỳ, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người xuất hiện những triệu chứng khó ngủ. Trong đó, 75% là những người trên 65 tuổi, và 15% là người trẻ tuổi. Trên thực tế, không khó để bạn đọc bắt gặp những người than phiền vì mất ngủ ở xung quanh mình.

Nếu hiện tượng trằn trọc, khó ngủ chỉ diễn ra thỉnh thoảng thì không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu đã trở thành thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc thì có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe hơn những gì mà chúng ta tưởng tượng.

Ngủ bao lâu thì đủ giấc?

Một số nghiên cứu cho thấy không quan trọng thời gian ngủ mà cần chú trọng chu kỳ ngủ. Một chu kỳ ngủ sẽ kéo dài 90 phút.

Một ngày một người sẽ cần từ 4 - 5 chu kỳ ngủ để ngủ đủ giấc. Nghiên cứu này cũng khuyến cáo chúng ta không nên thức giấc ở giữa chu kỳ ngủ.

Hãy lắng nghe cơ thể mình vẫn là lựa chọn tối ưu, nghĩa là bạn sẽ biết mình ngủ đủ giấc nếu thức dậy cảm thấy sảng khoái. Đôi khi nếu được ngủ đủ giấc, bạn đọc có thể tự thức dậy mà không cần chuông đồng hồ báo thức.

Trái lại, những dấu hiệu cho thấy giấc ngủ không đủ bao gồm cảm thấy mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt, cảm giác buồn ngủ mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, khả năng tập trung và trí nhớ cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Chất lượng giấc ngủ khá quan trọng

Vậy điều gì quyết định một giấc ngủ "có chất lượng" hay không? Bao gồm 4 yếu tố sau:

* Mức độ hiệu quả của giấc ngủ: liệu rằng trước khi và sau khi đi ngủ, bạn thả lỏng suy nghĩ và thư giãn bản thân hoàn toàn?

* Quá trình đi vào giấc ngủ: bạn đọc thường mất khoảng thời gian bao lâu để đi vào giấc ngủ?

* Thời gian ngủ: giấc ngủ trung bình kéo dài bao lâu?

* Biên độ thức giấc trong khi ngủ: trong một đêm ngủ, bạn bị giật mình thức giấc bao nhiêu lần?

Giấc ngủ chất lượng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể của người chơi thể thao như:

1 Tự chữa lành những vi tổn thương tại cơ bắp

Ngoài việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, giấc ngủ còn giúp chữa lành những tổn thương vi thể tại cơ bắp. Trong quá trình rèn luyện, ít nhiều gì cơ bắp cũng sẽ bị tổn thương mà chúng ta không cảm nhận được. Hiện tượng vi tổn thương chỉ rõ ràng nhất là khoảng 1 đến 2 ngày sau tập luyện, bạn đọc sẽ cảm thấy nhóm cơ hoạt động nhiều vào hôm trước sẽ bị căng nhức.

Trong giấc ngủ, các mô và tế bào sẽ được tu sửa và giảm các phản ứng viêm. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc còn có thể giúp giảm những nguy cơ đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.

2 Tăng hiệu quả giảm cân

Hoạt động thể chất là chìa khóa mấu chốt để đốt cháy năng lượng dư thừa. Tuy nhiên, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng không kém trong việc duy trì cân nặng lý tưởng.

Một lượng lớn nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của giấc ngủ chất lượng trong việc kiểm soát cân nặng.

Một nghiên cứu của Tạp chí dịch tễ học Hoa Kỳ khảo sát trên 68.000 phụ nữ. So với những người ngủ đủ giấc, những người ngủ dưới năm giờ mỗi ngày sẽ có xu hướng thừa cân cao hơn 15%. Điều này có thể lý giải là do khi thiếu ngủ, hormone thèm ăn ghrelin khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn nhiều hơn để bù lại cảm giác mệt mỏi.

3 Giúp tập trung và tỉnh táo

Giấc ngủ kém chất lượng sẽ làm giảm khả năng cung cấp máu lên não. Từ đó, hiệu suất nhận thức sẽ giảm đi đáng kể vào ngày hôm sau.

Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc sẽ khiến những phản xạ của cơ thể chậm chạp hơn, gây thiếu tập trung và phản ứng kém với các tác nhân gây chấn thương. Do đó, ngoài việc ảnh hưởng đến kết quả tập luyện của ngày kế tiếp, hiện tượng thiếu ngủ còn tác động tiêu cực đến cả những hoạt động thông thường như lái xe, làm việc.

Làm sao để đạt được giấc ngủ ngon?

Để đạt được giấc ngủ ngon cần:

* Giảm thiểu căng thẳng. Căng thẳng chính là kẻ thù lớn nhất của giấc ngủ.

* Ăn uống hợp lý. Cần tránh sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine trong vài giờ trước khi ngủ.

* Duy trì một khung giờ đi ngủ cố định. Đây là cách để rèn luyện phản xạ có điều kiện, cứ đến đúng giờ đó, thói quen sinh lý có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Ngủ như thế nào là ngủ quá nhiều?

Ngủ đủ không có nghĩa ngủ quá nhiều. Nếu thường xuyên ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày, có khả năng bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần tham khảo các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được đo chất lượng giấc ngủ.

Phép dưỡng sinh trong giấc ngủ góp phần cho sức khỏe và trường thọ

Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người, nhưng ngủ như thế nào cho đúng cách, nói như y học cổ truyền phương Đông là hợp phép dưỡng sinh, là điều không phải ai ai cũng tường tận.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar