29/11/2018 06:00 GMT+7

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên

ĐỨC PHÚ
ĐỨC PHÚ

TTO - Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) chậm tiến độ hơn một năm. Bộ Giao thông vận tải lại vừa kết luận dự án chưa đủ cơ sở để thu phí.

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 1.

Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi bên cạnh cầu sắt Bình Lợi hiện hữu đang thi công ì ạch - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án này có tên gọi đầy đủ là "Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn theo hợp đồng BOT từ cầu sắt đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc (Bình Dương)", là dự án BOT đường thủy đầu tiên của cả nước.

Nghiên cứu lập dự án chỉ trong 50 ngày

Theo quyết định đầu tư của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án sẽ xây cầu xe lửa mới, nâng cao tĩnh không cầu đường sắt Bình Lợi với mục đích hạn chế tai nạn đường sắt, đường thủy.

Dự án cũng có một gói thầu nạo vét luồng sông Sài Gòn, bạt mỏm các doi đất nhô ra hai bên bờ sông với chiều dài 71km đoạn từ cầu xe lửa Bình Lợi (TP.HCM) đến cảng Bến Súc (Bình Dương) cho tàu thuyền dễ lưu thông.

Dù vốn xây cầu xe lửa chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng mức đầu tư nhưng phương án tài chính lại không đề cập tới thu phí BOT đối với xe lửa, mà lại thu phí tàu thuyền chạy trên luồng sông Sài Gòn.

Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi chưa đủ cơ sở thu phí - Video: LINH TÔ - QUANG ĐỊNH

Mức thu dự kiến 70 đồng/tấn mỗi kilômet, mức phí có thể 3 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần tăng khoảng 18%. Thời gian thu kéo dài khoảng 20 năm 9 tháng thông qua các đơn vị cảng vụ quản lý đường thủy.

Qua kiểm tra gần nhất, Bộ GTVT phát hiện việc lập dự án BOT này có trước khi được Chính phủ chấp thuận, phê duyệt dự án. Thời gian nghiên cứu lập dự án chỉ 48 ngày khiến một số công việc, hồ sơ làm sơ sài, phải bổ sung, thay đổi nhiều hạng mục.

Theo Bộ GTVT, dự án cũng chưa căn cứ đủ cơ sở pháp lý của Luật đường sắt để thực hiện các nội dung trong hợp đồng BOT. Còn đối với phương án tài chính, việc chưa xây dựng phương án thu phí và tính toán chi phí quản lý hằng năm là chưa phù hợp.

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 3.

Tàu thuyền đi qua cầu sắt Bình Lợi, phía xa là công trình thi công cầu đường sắt Bình Lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cách tính vốn đầu tư nhập nhèm

Cách tính khối lượng vận tải trong hợp đồng cũng không chính xác so với thực tế. Thống kê của các đơn vị quản lý giao thông thủy cho thấy khối lượng vận tải (tấn) qua các năm thông qua luồng sông dưới cầu Bình Lợi cao hơn so với hợp đồng BOT tính toán từ 47-88%.

Ngoài ra, tổng mức đầu tư dự án cũng tính không chính xác, trong đó nhiều hạng mục giá trị hàng tỉ đồng tính sai hoặc có tính mà không thực hiện...

Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), qua kiểm tra thực tế, giá trị các gói thầu của dự án đã giảm hơn 229,6 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu.

Chính vì tổng mức đầu tư và lưu lượng vận tải trong hợp đồng BOT đều tính không đúng, nên Bộ GTVT cho rằng việc xác định thời gian hoàn vốn cho dự án trên là chưa chính xác.

Mặt khác, thông tư 80/2015 của Bộ Tài chính có quy định mức thu phí để hoàn vốn của dự án trên, nhưng thông tư đã hết hiệu lực từ năm 2017.

"Dù dự án có hoàn thành cũng chưa có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện thu giá dịch vụ. Dư luận còn cho rằng đối tượng thu chưa phù hợp giữa đường thủy và đường sắt mà chưa được công bố làm rõ" - kết luận thanh tra nêu.

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 4.

Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không đủ chuẩn cho đường sắt mới

Theo hồ sơ thiết kế được duyệt, cầu xe lửa Bình Lợi có quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho khổ đường 1,435m, cho phép xe lửa chạy với vận tốc 100km/h.

Tuy vậy, qua kiểm tra, Bộ GTVT phát hiện nhiều yếu tố kỹ thuật được nhà đầu tư lựa chọn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khổ đường 1,435m sẽ dùng trong tương lai.

Theo báo cáo kiểm nghiệm, các thông số kỹ thuật thiết kế của cầu chỉ đáp ứng việc khai thác đường sắt hiện tại khổ 1m, chứ không đáp ứng được yêu cầu đoàn tàu theo thiết kế khi Nhà nước đầu tư tuyến đường sắt mới.

Cụ thể, thiết kế ở hai đầu cầu được lựa chọn độ dốc mức 16‰ là không đúng quy định (tiêu chuẩn cho phép tối đa chỉ 12‰). Chính vì thế, đoàn tàu sẽ không khởi động được khi lên dốc hoặc khi tàu nằm trên dốc.

Từ các sai phạm, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị liên quan phải đánh giá lại các hạng mục cầu xe lửa Bình Lợi, kịp thời điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật để lúc làm xong cầu vẫn dùng được trong tương lai.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị phải kiểm điểm, xây dựng lại phương án thu phí hoàn vốn dự án trước ngày 30-11.

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 5.

Lác đác vài công nhân thi công cầu đường sắt Bình Lợi phía quốc lộ 13 (quận Thủ Đức) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Quá trình thi công ì ạch

- Ngày 13-11-2014: Bộ GTVT cho phép lập dự án BOT.

- 17-12-2014: Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

- 31-12-2014: Bộ GTVT phê duyệt dự án, dự kiến thực hiện từ năm 2014-2016

- 10-4-2015: Bộ GTVT phê duyệt chỉ định nhà đầu tư dự án là liên danh Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đô thị xanh và Công ty cổ phần Đầu tư & xây dựng STD Việt Nam.

- Cuối tháng 4-2015: khởi công dự án.

- Tháng 11-2018: Bộ GTVT yêu cầu giảm trừ tổng mức đầu tư tính sai, tính lại lưu lượng vận tải để điều chỉnh thời gian thu phí để ký thêm phụ lục hợp đồng.

Đến nay, dự án chậm tiến độ hơn một năm so với hợp đồng BOT.

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 7.

Công nhân thi công cầu đường sắt Bình Lợi phía Q. Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 8.

Vật liệu thi công cầu đường sắt Bình Lợi phía quốc lộ 13 (quận Thủ Đức) đi vào chất đống nhưng vắng bóng công nhân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 9.

Các mống cầu của cầu đường sắt Bình Lợi bên cạnh cầu sắt Bình Lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 10.
Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 11.
Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 12.

Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) bên cạnh cầu sắt Bình Lợi hiện hữu đang thi công ì ạch - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chưa đủ cơ sở thu phí dự án BOT đường thủy đầu tiên - Ảnh 13.

Tàu thuyền chạy trên luồng sông Sài Gòn sẽ bị thu phí - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ĐỨC PHÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đêm nay Bắc Bộ tiếp tục mưa to, cảnh báo có mưa dông ở Hà Nội

Dự báo chiều tối và đêm nay, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông. Người dân cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở khu vực trũng thấp.

Đêm nay Bắc Bộ tiếp tục mưa to, cảnh báo có mưa dông ở Hà Nội

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỉ USD

Quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng) vừa được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư điều chỉnh với việc tăng tổng vốn đầu tư lên gần 52.000 tỉ đồng (tương đương 2 tỉ USD).

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỉ USD

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Một gốc gỗ sưa lớn được người dân phát hiện bị vùi lấp nhiều năm dưới lòng suối. Đầu nậu đến tiếp cận để mua nhưng kiểm lâm phát hiện và thu hồi.

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Bắt 3 nghi phạm về tội mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy

Vừa sử dụng ma túy về thì bị lực lượng cảnh sát kiểm tra và bắt giữ quả tang. Mở rộng điều tra, cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm liên quan đến việc mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy.

Bắt 3 nghi phạm về tội mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy

TP.HCM 'đi trước, về đích trước' theo con đường Đảng và Bác Hồ đã chọn

Đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, TP.HCM hiện là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế.

TP.HCM 'đi trước, về đích trước' theo con đường Đảng và Bác Hồ đã chọn

Sức sống trường tồn của di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh với Việt Nam và thế giới

Hội thảo khoa học cấp quốc gia gợi mở những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sức sống trường tồn của di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh với Việt Nam và thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar