03/04/2018 13:50 GMT+7

Chưa có quy định rõ về bổ nhiệm giáo sư với công chức, viên chức ngoài trường ĐH

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Ngày 3-4, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, trong 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, có đến 31 người là giảng viên thỉnh giảng, vị trí công tác chính là ở bên ngoài cơ sở giáo dục đại học.

Chưa có quy định rõ về bổ nhiệm giáo sư với công chức, viên chức ngoài trường ĐH - Ảnh 1.

Trong số các giảng viên thỉnh giảng bị loại khỏi danh sách, có nhiều người là quan chức.

Đây cũng chính là đối tượng được dư luận quan tâm đặc biệt vì "bộ trưởng, vụ trưởng… bận bịu với vô vàn công việc của một công chức thì lấy đâu ra thời gian đi giảng dạy và đầu tư cho nghiên cứu?".

Trao đổi với Tuổi trẻ, GS Bùi Văn Ga, phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho rằng dư luận cũng cần hiểu đúng Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước chỉ là nơi công nhận ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, còn việc bổ nhiệm thuộc về trường đại học.

Chỉ khi cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm giáo sư thì người đó mới chính thức được gọi là giáo sư.

Hiện tại, theo quy định của Luật Giáo dục đại học, giáo sư hay phó giáo sư chỉ là một chức danh cụ thể của giảng viên: "Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư".

Tuy nhiên, việc một người đang là công chức, viên chức ở một bộ, ban, ngành, một cơ quan ngoài cơ sở giáo dục đại học có đủ tiêu chuẩn để trường đại học bổ nhiệm vào vị trí giáo sư không thì hiện chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước.

"Vấn đề đặt ra là người đang là công chức, viên chức ở một bộ, một cơ quan thì có được bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư - cũng là một viên chức ở một cơ quan khác - là trường đại học không? Được hay không được phải có hướng dẫn của Bộ Nội vụ" - ông Ga nói.

Vì không có quy định rõ nên thời gian qua vẫn có trường bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư cho những người đang là quan chức bên ngoài.

Theo ông Ga, còn nếu có quy định rõ không cho phép một công chức được bổ nhiệm chức danh giáo sư ở trường đại học thì những người này nếu có đủ điều kiện vẫn có thể đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh.

Sau này, khi về hưu, không làm công tác quản lý, người đã đạt chuẩn có thể đăng ký để được bổ nhiệm giáo sư ở trường đại học.

Thậm chí, người được công nhận đạt chuẩn chức danh đang làm cán bộ quản lý, nhưng thích nghiên cứu và giảng dạy, sẵn sàng bỏ vị trí quản lý thì có thể chuyển về công tác tại trường đại học cụ thể để có thể được bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư .

Tuy nhiên, theo một chuyên gia giáo dục, Thông tư 44 của Bộ GD-ĐT quy định về thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ghi rõ: "Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác".

Vì vậy, rất khó để người làm quan chức bận bịu vừa "bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác" lại vừa có thể giảng dạy, nghiên cứu đạt đủ tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Các hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên cả nước đều khởi động từ đầu tháng 7.

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Sáng 5-7, thí sinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã mặc áo dài, trang phục dân tộc, 'quần đùi áo số'... hội tụ về Trường đại học Sư phạm Hà Nội để thi năng khiếu xét tuyển vào ngành sư phạm.

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar