09/10/2014 11:30 GMT+7

Làng văn hóa 3.200 tỉ đồng: chưa biết khi nào hoàn thiện

KIỀU LINH
KIỀU LINH

TT - Ông Phan Ðình Tân - chánh văn phòng bộ, người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL - cho rằng cái khó khăn nhất trong công tác khai thác và sử dụng hiệu quả là do nguồn vốn ngân sách hạn chế.

Ông Phan Đình Tân - Ảnh: N.KHánh


Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 8-10 xung quanh vụ việc Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam bị bỏ hoang, xuống cấp, ông Tân cho rằng do nguồn vốn cấp hạn chế nên làng thực hiện quy trình vừa khai thác vừa xây dựng, có những khu được đưa vào sử dụng hiệu quả như chùa Khmer, tháp Chăm. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi một số hạng mục xuống cấp.

Với những lỗi hư hỏng nhỏ như bay mái, lỗ hổng không cần chờ cung cấp nguồn vốn mà ở dưới làng có thể tự khắc phục. Còn những công trình yêu cầu đảm bảo quy trình như nhà dân tộc Cống, dân tộc Chứt bị cháy dứt khoát chờ quy định mới được tu sửa vì phải đưa nghệ nhân của dân tộc đó ra làm mới đúng hồn cốt của đồng bào dân tộc.

Trả lời câu hỏi mục tiêu của dự án là đưa bà con đồng bào dân tộc về làng sinh sống để bảo tồn, gìn giữ, phát huy cũng như phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, ông Tân cho rằng:

“Làng rất mong muốn đưa bà con về làng sinh sống, nhưng đây là cả vấn đề lớn. Làm thế nào đảm bảo cuộc sống cho bà con, bà con về đây phải đăng ký hộ khẩu, hộ tịch như thế nào? Bà con ra đây thì con cái cháu chắt có được ra cùng hay không? Chưa kể đến khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp.

Người ta sinh ra nơi nào thì thích nghi với môi trường nơi đó, như đồng bào Tây nguyên. Mình muốn là thế nhưng đó là cả vấn đề, ngân sách nào tạm ứng cho người ta ra ở trong thời gian đầu, hay công tác xã hội hóa như thế nào để lấy tiền nuôi đồng bào ra đây?”.

Ðặt câu hỏi với kinh phí bỏ ra tổ chức sự kiện trọng đại hằng năm như thế có tốn kém quá không, ông Tân cho rằng theo từng quy mô, sự kiện mà kinh phí bỏ ra nhiều hay ít, nhưng bắt buộc phải tổ chức để thu hút khách du lịch.

“Nếu chờ làng hoàn thiện đầy đủ mới tổ chức sự kiện thì càng nhanh chóng bị hư hỏng, xuống cấp hơn” - ông Tân khẳng định.

Theo ông Phan Ðình Tân: “Vấn đề quyết định tất cả vẫn là kinh phí. Ðây không phải là bài toán của riêng làng văn hóa mà nhiều nơi khác cũng lúng túng không kém.

Nguồn vốn nhà nước cấp cho chưa đến 30% so với tổng số vốn dự kiến ban đầu là 3.200 tỉ đồng thì yêu cầu phải đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa bằng cách thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng hiện nay cơ chế, chính sách đặc thù cho nhà đầu tư không có.

Phải có cơ chế đặc thù thu hút các nhà đầu tư từ thuế thuê đất, tạo điều kiện cho nhà đầu tư vì họ làm gì cũng phải tính toán đến thu vốn và lãi, nếu không có thì họ sẽ không làm. Làng phải tính toán, đưa ra đề xuất để bộ báo cáo xin Thủ tướng.

Tôi lấy ví dụ như thời gian vừa qua, tôi có biết một nhà đầu tư Hàn Quốc muốn đầu tư vào làng, khai thác hồ nước Ðồng Mô làm dịch vụ đua thuyền, ở trên bờ làm vui chơi, giải trí nhưng mực nước ở hồ không ổn định, có mùa trơ đáy không giữ được nước nên họ băn khoăn và quyết định không làm.

Cái này bộ đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quan tâm nghiên cứu và phân tích mực nước hồ.

Ðánh giá tính khả thi của làng văn hóa dự kiến hoàn thiện và đưa vào sử dụng năm 2015, ông Tân cho rằng đến khi nào hoàn thiện làng thì chưa biết, chung quy vẫn phải chờ nguồn vốn: “Thời gian phụ thuộc vào vốn, lúc nào có vốn đầu tư mới biết được thời gian hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính xác nhất”.

Sẽ tăng cường thu hút các nhà đầu tư

“Đây là công trình không đơn thuần khai thác kinh doanh như công ty kinh doanh mà nhằm phục vụ mục tiêu chính trị. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam không phải của riêng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, mà là của tất cả chúng ta, của dân tộc Việt Nam.

Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm ở đây. Bộ cũng mong có đủ kinh phí, khai thác hiệu quả đưa vào sử dụng đồng bộ. Bộ sẽ tăng cường thu hút các nhà đầu tư, xin cơ chế đặc thù để các nhà đầu tư tiếp cận vào làng nhằm phát huy dịch vụ thu hút khách.

Đồng thời cũng yêu cầu làng tổ chức nhiều sự kiện, tạo nên sự năng động để làng văn hóa thật sự đúng với ý nghĩa của nó, trở thành nhà chung của 54 dân tộc anh em” - ông Phan Đình Tân kỳ vọng.

KIỀU LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar