16/11/2010 07:18 GMT+7

Chữa bệnh thành tích trong ngành giáo dục

X.U.
X.U.

TT - Lúc tôi mới ra trường, giáo viên phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên và thi cuối kỳ. Sau buổi thi, tôi phải đi nhặt các “phao” mà giáo viên vứt lại trong lớp vì sợ học sinh cười mà lòng đau lắm.

(Nhân đọc bài “Giáo viên giỏi... quay”, Tuổi Trẻ ngày 15-11)

Có lần tôi đánh bạo hỏi một giáo viên bậc THCS vì sao đem “phao” vào phòng thi? Chị trả lời vì đã lớn tuổi, gánh nặng cơm áo, gia đình khiến chị không tiếp thu nổi kiến thức nhưng nếu không đạt bồi dưỡng thường xuyên sẽ bị nhà trường cắt thi đua và “quê” với đồng nghiệp.

Khi thi giáo viên dạy giỏi, tuy không được dạy lớp mình nhưng đa số giáo viên đều được gặp học sinh trước để làm quen, dặn dò. Nhiều giáo viên phải hứa thưởng cái này cái nọ cho học sinh nếu các em học tốt.

Lần ấy một đồng nghiệp của tôi quá tự tin nên không hứa hẹn gì cả, thế là học sinh đòi hỏi, so bì nhưng thầy vẫn phớt lờ. Tới ngày thầy thi giáo viên giỏi thì học sinh đem giấu phấn, bông lau bảng và thường trả lời sai. Kết quả thầy rớt giáo viên giỏi trong nỗi buồn, còn trò hả hê.

Trước kỳ thi giáo viên giỏi, giáo viên tập giảng bài đó ở trường rất nhiều lần cho tổ rút kinh nghiệm. Do vậy tiết dạy ấy chỉ đơn thuần là một buổi diễn kịch đã được tập trước nhiều lần không hơn không kém!

Cách đây không lâu, tôi có tham gia một lớp học tại chức mà đa số là giáo viên. Họ còn trẻ chưa lập gia đình, có người làm ở đầu ngành... thế mà nhiều người vẫn vô tư quay cóp. Dường như họ chỉ muốn qua kỳ thi để lấy bằng chứ mọi thứ khác như kiến thức, sự xấu hổ... là điều không đáng quan tâm.

Một lần, sau một buổi thi hết phân môn, giảng viên quá ngán ngẩm với việc quay cóp nhưng không làm gì được. Sau giờ thi thầy nói: “Tôi gác thi dễ để các anh chị qua hết”. Tôi thấy xót xa và đành nói với thầy: “Như vậy là không công bằng cho người học hành nghiêm túc!”.

Thầy sửng sốt nhìn tôi.

Tôi nghĩ đã đến lúc ngành giáo dục cần thay đổi cách đánh giá giáo viên, không nên tổ chức một số kỳ thi nặng hình thức. Các cuộc thi có những câu hỏi phải thật sự đánh giá đúng năng lực giáo viên như: xử lý các tình huống sư phạm, giải quyết một số vấn đề trong nhà trường, các kiến thức về học đường...

Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ như giảm tiết dạy trên lớp, quy định giờ dạy thêm tối đa cho một giáo viên.

X.U.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar