01/04/2018 15:02 GMT+7

Chữa bệnh bằng âm nhạc

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Từ việc dùng âm nhạc giúp chồng mình vượt qua căn bệnh Parkinson, bà Carol Rosenstein đã nhân lên cách làm này để giúp cả trăm người khác có chung cảnh ngộ tại Mỹ.

Chữa bệnh bằng âm nhạc - Ảnh 1.

Ông Irwin và bà Carol Rosenstein - Ảnh: CNN

Chồng bà Carol Rosenstein bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson năm 2006. Ba năm sau, bác sĩ kết luận ông đã mất trí nhớ. Cùng với tình trạng bệnh diễn tiến liên tục, tính khí của ông Irwin chồng bà cũng trở nên vô cùng thất thường. Thuốc men thậm chí còn gây cho ông trạng thái ảo giác. Khi bệnh nặng hơn, vợ chồng bà cũng trở nên xa cách thêm.

"Mỗi ngày trôi qua đều như một chuỗi cùng cực. Khi căn bệnh khủng khiếp xảy tới với một gia đình, ngay cả những người bạn thân thiết nhất cũng không biết phải nói gì. Nó giống như bạn bị bệnh hủi và chẳng ai muốn đến gần nữa" - bà Carol Rosenstein kể lại.

Theo Đài CNN, tháng 6-2014 là thời điểm đặc biệt khó khăn với vợ chồng họ khi ông Irwin không có phản ứng tốt với thuốc. Nhưng rồi dường như một điều kỳ diệu đã xảy ra khi một lần bà Rosenstein nghe ông chơi piano.

Ông Irwin vẫn luôn chơi saxophone và piano nhưng đây là lần đầu tiên bà nghe ông chơi đàn trong tám năm kể từ ngày bị bệnh. Bà quan sát thấy dường như ông tỉnh táo hơn, hoạt bát, sinh động và cởi mở hơn.

"Tôi đã rất lo lắng và cuối cùng một điều tích cực đã đến - Bà nói - Âm nhạc thực sự đã hồi sinh ông ấy".

Bà Rosenstein liên lạc với bác sĩ để trao đổi về việc này. Bà kể: "Ông ấy bảo rằng tôi đã quan sát thấy những tác động của âm nhạc với cơ chế hoạt động của các chất trong não. Việc chơi piano đã giúp sản sinh chất dopamine và khiến chồng tôi phấn chấn hơn... Tôi nhận ra không có loại thuốc nào hiệu quả tốt hơn âm nhạc".

Trên thực tế khoa học đã chứng minh việc chơi một nhạc cụ âm nhạc cũng giống như cách ta tập thể dục trí não. Nó thúc đẩy hoạt động của các chất truyền dẫn thần kinh, giống như một liều thuốc trị bệnh tự nhiên.

Với ông Irwin, bà Rosenstein đã thấy sự cải thiện rõ ràng ở ông nhờ âm nhạc. Ông có thể giao tiếp mạch lạc, vui vẻ hơn và chủ động được nhiều hơn trong sinh hoạt thường ngày.

Trải nghiệm này là lý do để bà Rosenstein bắt tay thành lập một nhóm nhạc giúp chồng mình và những người khác bị các chứng bệnh thoái hóa thần kinh. Nhóm nhạc chọn tên gọi là "The 5th Dementia" (Chứng mất trí nhớ thứ năm).

Không lâu sau khi thành lập nhóm nhạc, bà Rosenstein nhận ra họ đang tham gia một việc rất có ý nghĩa với nhiều người. Hơn ai hết bà hiểu rất rõ việc sống cùng một người bạn đời bị mất trí là hành trình khó khăn ra sao. Cảm giác đơn độc là điều rất thật trong mỗi ngôi nhà có người bị bệnh thoái hóa hệ thần kinh.

Từ đó bà cùng những người bạn chủ động gần gũi với các thành viên và người thân của họ, tạo được nhiều nhóm nhạc ở các thành phố khác nhau, những nơi họ tìm được người bị bệnh thoái hóa thần kinh cũng yêu âm nhạc. Từ đây bà Rosenstein đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Music Mends Minds (Âm nhạc chữa lành tinh thần).

Các nhóm nhạc sẽ luyện tập cùng nhau một hoặc hai lần mỗi tuần. Không gian luyện tập là một khu vực an toàn cho người bệnh, người chăm sóc, các thành viên trong gia đình và tất cả những ai muốn tham dự để cảm nhận được sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc.

Mỗi năm Music Mends Minds tổ chức một vài chương trình biểu diễn cho tất cả các nhóm. Họ cũng đi chơi nhạc ở khắp nơi trong nước, đến với những người bệnh chưa có âm nhạc để đem lại niềm vui tinh thần cho họ, mời họ tham gia nếu muốn.

Kể từ năm 2014, tổ chức phi lợi nhuận Music Mends Minds đã thành lập được 20 nhóm nhạc trên toàn nước Mỹ, theo đó giúp nâng cao chất lượng đời sống của hơn 200 người, trong đó có nhiều người bệnh giống như chồng bà Rosenstein.

"Chúng tôi không còn đơn độc trên hành trình này nữa. Tất cả chúng tôi đều hiểu rõ những gian nan, thử thách đang chờ mình trước mặt, và cũng không cần phải giải thích chuyện ai đó cần phải cho đi vì tất cả chúng tôi đều chung cảnh ngộ. Chúng tôi thấy chương trình này là một nhóm hỗ trợ hiệu quả. Chúng tôi tạo ra các gia đình mới mở rộng và chỉ chơi nhạc cùng nhau. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn vì đã có âm nhạc trong cuộc sống của mình" - bà Rosenstein nói.

TTO - Khi tuổi ngoài 70, nhạc sĩ Miên Đức Thắng mới có cơ hội giới thiệu rộng rãi hơn đến công chúng về âm nhạc trị liệu và dùng nhạc Việt trị liệu một số chứng bệnh cho người Việt.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Hai chiếc đũa “ẩn náu” trong xoang hàm, đặt bệnh nhân trên bờ vực nguy hiểm. Cuộc phẫu thuật lấy dị vật bất ngờ này hé lộ những rủi ro khôn lường.

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Nhiều người còn lầm tưởng dấu gai đen ở vùng cổ, nách, bẹn... là do da dơ, vệ sinh kém. Bác sĩ cho biết da gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cần lưu ý, đặc biệt ở trẻ dậy thì.

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

"Da trắng nổi gân xanh","Trắng cấp tốc, siêu trắng", "Xài là trắng, trắng nhanh"…, đó là hàng loạt lời quảng cáo rao bán kem trộn trên khắp các mạng xã hội hiện nay.

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?

Một nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thời gian đi ngủ và mức độ hoạt động thể chất, chỉ ra những điều bạn có thể làm để tập thể dục nhiều hơn.

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar