12/10/2019 10:11 GMT+7

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đi dự giờ đột xuất để biết thầy trò muốn gì

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Việc chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 'rủ' lãnh đạo Sở GD-ĐT đi dự giờ đột xuất ở các lớp học trên địa bàn TP Huế khiến nhiều người tỏ vẻ bất ngờ và ủng hộ. Tuy nhiên với ông Phan Ngọc Thọ, điều này là điều người làm lãnh đạo cần phải làm.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đi dự giờ đột xuất để biết thầy trò muốn gì - Ảnh 1.

Ông Phan Ngọc Thọ cùng ông Nguyễn Tân trao đổi với thầy trò lớp 9/7 Trường THCS Trần Cao Vân - Ảnh: NGỌC MINH

Qua buổi dự giờ đột xuất một tiết học GDCD ở Trường THCS Trần Cao Vân (TP Huế), ông nói đã thấy được nhiều điều.

"Nếu để biết trước thì dự giờ làm gì?"

Để nắm được thực tiễn việc giảng dạy đạo đức trong trường học, ông Phan Ngọc Thọ đã chọn việc "âm thầm" đi thị sát thực tế một cách bất ngờ mà không báo trước.

Qua điện thoại, ông Thọ chỉ nói vỏn vẹn với ông Nguyễn Tân - giám đốc Sở GD-ĐT - rằng chọn điểm trường nhưng không được báo cho nhà trường biết trước và không được thêm việc đi thị sát vào lịch công tác.

"Tôi làm vậy vì muốn biết được thực sự một tiết học đạo đức trên ghế nhà trường hiện nay được thầy cô truyền tải đến học trò như thế nào. Nếu để nhà trường biết trước được việc này rồi diễn ra tình trạng đối phó thì việc đi dự giờ đâu còn ý nghĩa gì" - ông Phan Ngọc Thọ nói.

Đến Trường THCS Trần Cao Vân (TP Huế), ông Thọ đã yêu cầu hiệu trưởng dẫn lên lớp 9/7 - nơi đang có tiết GDCD do thầy Đỗ Công Tuấn đứng lớp.

Cả thầy trò lớp 9/7 đều ngỡ ngàng khi có hai vị khách lạ bất ngờ đến dự giờ học của lớp mình mà không được báo trước như những lần có đoàn dự giờ trước.

Ông Thọ nói thầy và trò cứ dạy và học như bình thường. Phía dưới góc lớp, ông Thọ và ông Tân chăm chú quan sát và ghi chép.

Cuối tiết, hai "vị khách" cùng ngồi lại với thầy trò lớp 9/7 để trao đổi về buổi học. Tuy được đánh giá cao về cách truyền đạt nhưng ông Thọ cũng không quên góp ý với thầy Tuấn rằng cần phải lồng ghép thêm nhiều câu chuyện thực tế vào bài giảng.

Dạy đạo đức phải đi kèm thực tiễn

Qua buổi dự giờ các môn đạo đức ở một số trường học trên địa bàn TP Huế, ông Phan Ngọc Thọ nói đã rút ra được nhiều điều sau chuyến đi. Đó là việc thời lượng dạy một tiết đạo đức ở cấp tiểu học chỉ kéo dài 30 phút là quá ít. Nội dung giảng dạy còn thiếu thực tiễn, thiếu sự trải nghiệm mà chủ yếu là lý thuyết quá nhiều.

"Việc cho học sinh đi tham quan các di tích, trải nghiệm thực tế còn quá ít ở các trường học. Tôi đã chỉ đạo cho Sở GD-ĐT tăng cường việc cho học sinh đi trải nghiệm thực tế hơn nữa văn hóa, lịch sử ở Huế. Có vậy, việc chúng ta dạy đạo đức, cốt cách Huế cho thế hệ trẻ mới không là nói suông" - ông Thọ nói.

Ông Nguyễn Tân cho biết việc đi thực tiễn tại các điểm trường đột xuất như vậy rất cần thiết, đặc biệt trong quá trình sở đang xây dựng đề án về nâng cao lối sống, cốt cách Huế trong trường học.

Theo ông Tân, ngoài việc mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu Huế tham gia việc xây dựng đề án trên, việc trải nghiệm thực tiễn các tiết học đạo đức ở các trường học giúp ông hiểu hơn về thực trạng giảng dạy bộ môn này hiện nay.

Ông Tân cũng cho biết việc đi thực tế các lớp học để lắng nghe, quan sát xem học sinh cần gì, giáo viên cần gì là điều hết sức quan trọng nhằm có những điều chỉnh thích hợp trong đề án giảng dạy đạo đức.

"Huế là nơi có rất nhiều di sản văn hóa, lịch sử tầm quốc gia và thế giới. Thế nhưng, học sinh ở Huế lại đang thiếu việc trải nghiệm những di sản, văn hóa này. Chính vì vậy, chúng tôi đang cố gắng phối hợp với sở ban ngành liên quan nâng cao thời gian trải nghiệm thực tế cho học sinh trong năm học này" - ông Tân nói.

Nâng cao lối sống, cốt cách Huế trong trường học

Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng đề án nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử văn hóa Huế.

Theo đề án, sẽ có một bộ tài liệu giáo dục về lịch sử, văn hóa và con người Huế phù hợp với cả ba cấp học là mầm non, tiểu học và THPT. Bộ tài liệu này sẽ hỗ trợ các thầy cô giáo trong các buổi sinh hoạt đầu giờ, ngoại khóa, nói chuyện với các học sinh ngoài giờ học kiến thức chính.

Đề án này khi triển khai còn giúp học sinh có thêm thời gian trải nghiệm văn hóa, di tích lịch sử truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự kiến đề án sẽ hoàn thành và đưa vào trường học trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ đầu học kỳ 2 của năm học này.

Chủ tịch tỉnh 'rủ' giám đốc sở đột xuất đi dự giờ lớp 9

TTO - Sáng 10-10, tiết học môn giáo dục công dân ở lớp 9/7 Trường THCS Trần Cao Vân bất ngờ đón hai vị khách đặc biệt đến dự giờ: hai người đàn ông ăn mặc gọn gàng, vẫy tay chào học trò...

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar