04/09/2021 14:35 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ công du châu Âu, tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vắc xin

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Áo, bắt đầu từ ngày 5 tới 11-9.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ công du châu Âu, tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vắc xin - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: VPQH

Trong khuôn khổ chuyến đi này, Chủ tịch Quốc hội sẽ thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ, và thăm chính thức Phần Lan.

Ngoài tăng cường ngoại giao nghị viện, chuyến công tác còn thể hiện nỗ lực của Việt Nam cùng các nước và cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, duy trì chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu, tìm giải pháp thúc đẩy phục hồi kinh tế trong dịch bệnh.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam sang châu Âu từ sau Đại hội Đảng XIII tới nay, sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19.

Theo lịch trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng 114 chủ tịch quốc hội, chủ tịch hạ viện, chủ tịch thượng viện, 30 phó chủ tịch quốc hội đến từ 104 nghị viện thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), 7 thành viên liên kết và 10 quan sát viên sẽ tham dự các hoạt động trong khuôn khổ của Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới do IPU và Liên Hiệp Quốc tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu, nêu quan điểm của Việt Nam tại phiên họp toàn thể về chủ đề "Sự dẫn dắt nghị viện vì hợp tác đa phương hiệu quả hơn nhằm mang lại hòa bình, phát triển bền vững cho người dân và trái đất".

Ông cũng sẽ tham dự và thảo luận tại các phiên họp chuyên đề nhằm hướng tới một hiệp ước toàn cầu về bình đẳng giới, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi nền kinh tế để ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững…

Chuyến công tác châu Âu này cũng nhằm triển khai chiến lược ngoại giao vắc xin của Đảng và Nhà nước.

Tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự kiến sẽ chia sẻ, đóng góp các ý kiến, đề xuất của Việt Nam góp phần vào công cuộc phòng chống, kiểm soát và đẩy lùi đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Nghị viện châu Âu ủng hộ bỏ bản quyền vắc xin COVID-19

TTO - Cơ quan lập pháp châu Âu hối thúc Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ việc tạm thời bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin ngừa COVID-19 nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêm ngừa vắc xin.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar