08/05/2025 17:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường: Tổ chức hệ thống tòa án, viện kiểm sát phải sát với dân

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị nghiên cứu tổ chức hệ thống tòa án, viện kiểm sát gần dân, sát dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Tòa án - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Lương Cường - Ảnh: Q.P

Chiều 8-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Luật Thanh tra (sửa đổi).

Khi công an xã có chức năng điều tra, tòa án và viện kiểm sát tổ chức như thế nào cho hợp lý?

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết cơ bản đồng tình với tờ trình các dự luật, nhưng trong điều kiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, tổ chức lại bộ máy, ông đề nghị nghiên cứu kỹ một số vấn đề.

Theo Chủ tịch nước, mục tiêu của Đảng, Nhà nước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân.

Luật Tổ chức tòa án nhân dân và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân phải tuân thủ theo Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật và các cơ quan tư pháp. Điều này rất quan trọng.

Từ đó, Chủ tịch nước đặt vấn đề cần nghiên cứu tổ chức bộ máy tòa, viện; số lượng, chất lượng cán bộ, thẩm phán tòa án; cán bộ, kiểm sát viên viện kiểm sát; thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn; mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án. Nhất là trong bối cảnh cơ quan điều tra bỏ cấp huyện, cấp xã có chức năng điều tra.

“Mục đích sửa luật để đáp ứng thể chế hóa chủ trương của Đảng về tổ chức bộ máy tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Mục tiêu của bộ máy, kể cả các cơ quan tư pháp, phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân; khắc phục được những vướng mắc, tồn tại trên thực tiễn và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển”, Chủ tịch nước nêu.

Chủ tịch nước Lương Cường dẫn chứng: “Hôm trước tôi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM lần đầu tiên đi với chị Lệ (chủ tịch HĐND TP.HCM), tôi nói TP.HCM có 173 cấp xã, giờ rút xuống còn 102, cộng với 36 cấp xã của Bình Dương và 30 xã của Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng số là 168 xã. 

Bây giờ nhớ 168 xã này, chỉ nhớ tên và địa giới hành chính, nhớ được các cán bộ chủ chốt gồm bí thư, chủ tịch, phó bí thư, có nhớ được không, chứ chưa nói đến dân đông như thế”.

Vì vậy, Chủ tịch nước lưu ý: “Chúng ta phải nghiên cứu như thế nào gần dân, sát dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân”.

Số lượng thẩm phán tòa tối cao từ 13-17 người lên 23-27 người, có hợp lý?

Tòa án - Ảnh 2.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Q.P

Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu quan tâm đến việc tăng số lượng thẩm phán nhân dân tối cao sau khi tổ chức lại mô hình và phân công trách nhiệm của tòa án các cấp.

Đại biểu Dương Văn Thăng (TP.HCM) cho biết dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) lần này phân định lại quyền hạn, nhiệm vụ của tòa án các cấp, hội đồng thẩm phán tối cao được giao nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của tòa cấp tỉnh.

Dự kiến các vụ án giám đốc thẩm của tòa án tối cao khá lớn. Vì vậy việc tăng số lượng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao từ 13-17 người lên 23-27 người để đủ nhân sự là cần thiết, đảm bảo đúng thời hạn, chất lượng xét xử.

Nói về việc dự luật đề nghị thành lập tòa kinh tế thuộc tòa án khu vực, ông Thăng cho hay tòa án khu vực được thành lập trên cơ sở hệ thống lại tòa án nhân dân cấp huyện có quy mô, thẩm quyền theo lãnh thổ và số lượng giải quyết án hằng năm lớn hơn nhiều tòa án cấp huyện hiện nay.

Trong khi đó, tranh chấp về kinh doanh, thương mại phức tạp và nhiều vụ án khó, có giá trị tranh chấp lớn, nhiều vụ có yếu tố nước ngoài, do vậy việc xét xử, giải quyết loại án này đòi hỏi đội ngũ thẩm phán có kiến thức chuyên sâu, nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó việc thành lập tòa kinh tế thuộc cơ cấu tổ chức tòa án khu vực cần thiết.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ nhất trí với dự thảo, đặc biệt quy định chuyển mô hình tòa án từ 4 cấp thành 3 cấp. Đối với dự luật về tòa án, ông Nghĩa cho rằng hiện nay tòa án tối cao làm chức năng giám đốc thẩm, cho nên thẩm phán có 13-17 người.

Bây giờ sửa luật bỏ tòa cấp cao, chức năng phúc thẩm của cấp cao chuyển lên tối cao. Như vậy, đối với tòa tối cao phải xét xử cả phúc thẩm hình sự. Do vậy số lượng thẩm phán tăng lên 23-27 người, ông Nghĩa cho rằng “sợ không đủ”.

Theo ông Nghĩa: “34 tỉnh có án sơ thẩm hình sự, nếu chuyển hết lên tòa án tối cao, 27 vị xét xử phúc thẩm, rất mệt. Do vậy số lượng tăng lên như dự thảo cũng hợp lý”.

Trình luật mô hình tòa án mới: Bỏ cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ

Hệ thống tòa án theo mô hình mới gồm 3 cấp là tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của tòa cấp cao và cấp huyện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nơi ở ta cứ bí thư, chủ tịch mới là điều chỉnh, thay đổi quy hoạch

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu thực tế nhiều khi ở địa phương, bí thư, chủ tịch nhiệm kỳ này quy hoạch như thế này nhưng bí thư, chủ tịch sau lên lại thay đổi, bổ sung.

Nhiều nơi ở ta cứ bí thư, chủ tịch mới là điều chỉnh, thay đổi quy hoạch

Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Giáo hoàng Leo XIV

Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chúc mừng tân Giáo hoàng Leo XIV ngày 10-5, theo Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Giáo hoàng Leo XIV

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID

Công an TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, địa phương ở TP.HCM về việc tổ chức cho người dân góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID.

TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa Bộ luật Hình sự, đầu tư dự án đường vành đai 4 TP.HCM

Chủ tịch Quốc hội cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp 2 đợt xem xét nhiều nội dung như sửa Bộ luật Hình sự, chủ trương đầu tư đường vành đai 4 TP.HCM.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa Bộ luật Hình sự, đầu tư dự án đường vành đai 4 TP.HCM

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Tài xế ô tô ra trình diện công an

Cảnh sát cho hay lúc 8h40 ngày 10-5, anh N.B.A. (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) - tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy - đã đến cơ quan công an làm việc.

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Tài xế ô tô ra trình diện công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar