05/02/2025 18:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Số lượng cấp phó nhiều hơn khi sắp xếp bộ máy là đương nhiên

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng số lượng cấp phó dôi dư trong sắp xếp bộ máy là vấn đề đương nhiên.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Số lượng cấp phó nhiều hơn khi sắp xếp bộ máy là đương nhiên - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 5-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo quyết định của cấp có thẩm quyền có tác động trực tiếp, sâu rộng đến toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

Ở cấp Trung ương là 5.026 văn bản, với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật cần xử lý ngay (bao gồm các luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội).

Ở địa phương là 2.828 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện ban hành.

Với số lượng rất lớn các văn bản nêu trên, cần xem xét, xử lý trong thời gian ngắn, cấp bách như hiện nay thì việc đặt ra yêu cầu sửa đổi từng văn bản trong hệ thống là nhiệm vụ "bất khả thi", và có nguy cơ dẫn đến khoảng trống pháp lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Do vậy, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cũng như hoạt động của bộ máy được liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh thì việc ban hành nghị quyết là phù hợp với bối cảnh, yêu cầu cấp bách, cần thiết của thực tiễn hiện nay.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết thường trực ủy ban cơ bản tán thành việc xác định phạm vi điều chỉnh là tất cả cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.

Cũng có ý kiến cho rằng khi thực hiện sắp xếp bộ máy, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể sẽ cao hơn so với quy định hiện hành tại các luật, nghị quyết, nghị định.

Do đó luồng ý kiến này đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó khi sắp xếp, tổ chức bộ máy có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành.

Điều này tạo cơ sở pháp lý cho việc bố trí, sắp xếp và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Về thời hạn áp dụng, thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần xác định thời hạn có hiệu lực của nghị quyết này tối đa từ 2 - 3 năm, để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Số lượng cấp phó nhiều hơn khi sắp xếp bộ máy là đương nhiên - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh - Ảnh: GIA HÂN

Bổ sung quy định số lượng cấp phó nhiều hơn nhằm tạo cơ sở pháp lý trong sắp xếp

Tiếp thu, giải trình về đề xuất quy định số lượng cấp phó nhiều hơn quy định, bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết không nên điều chỉnh, bổ sung nội dung này trong nghị quyết.

Ông nói vừa qua, Chính phủ đã ban hành nghị định 178, trong đó đã điều chỉnh số lượng lãnh đạo quản lý.

"Căn cứ quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản hưởng dẫn, nên không cần thiết quy định điều này trong dự thảo nghị quyết", ông Ninh nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng số lượng cấp phó dôi dư trong sắp xếp bộ máy là vấn đề đương nhiên.

Với các bộ, Chính phủ đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhưng với các đơn vị cấp dưới của bộ, hay các cơ quan của địa phương thì sao?

Theo ông Tùng, luật quy định rõ số lượng cấp phó "không quá 3", trong quá trình sắp xếp sẽ phát sinh trong một vụ, cục, cấp phó sẽ nhiều hơn. Nếu không có cơ sở pháp lý cho phép thực hiện sẽ không có cơ sở sắp xếp cán bộ.

"Bổ sung quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý trong sắp xếp", ông đề nghị cân nhắc thêm.

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng do tổ chức bộ máy có nhiều cấp, nên hai cơ quan cần có bàn bạc, đánh giá thêm.

Ông nói nên đưa quy định trên vào, nếu có trùng lặp cũng không sao, trùng còn hơn bỏ sót. Đồng thời nên quy định khái quát để sau này có cơ sở thực hiện.

Đề xuất mới xây dựng nghị quyết Quốc hội xử lý nhiều vấn đề liên quan tinh gọn bộ máy

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội quy định xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar