17/06/2016 13:40 GMT+7

Chủ nhà sách mất tích tố chính quyền Trung Quốc bắt cóc

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Ông Lam Wing Kee, một người bán sách tại Hong Kong, bị mất tích hồi cuối năm 2015 đã trở về nhà và tố cáo bị chính quyền Trung Quốc đại lục bắt cóc.

Ông Lam Wing Kee, quản lý nhà sách Causeway Bay Books, đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc bắt cóc và ép ông nhận tội buôn sách lậu - Ảnh: CNN

Theo CNN, trong buổi họp báo bất ngờ được tổ chức ngày 16-6, ông Lam cho biết cách đây 8 tháng, ngay khi đặt chân sang đất đại lục, ông đã bị “đặc nhiệm” Trung Quốc bắt đi rồi đưa tới một căn phòng nhỏ.

Thoạt đầu họ không giải thích tại sao ông bị bắt. Sau đó họ nói với ông Lam rằng những quyển sách mà ông đã mua và bán là phạm pháp, do đó phải bị bắt giữ.

Ông Lam cũng nhấn mạnh những lời thú tội của bản thân mình trên truyền hình trung ương Trung Quốc hồi tháng 2 đã được viết sẵn, dàn dựng và cắt ghép.

Phía Trung Quốc sau đó đã thả ông về Hong Kong và yêu cầu phải quay về đại lục vào ngày 17-6 kèm theo các bằng chứng là danh sách những người mà ông đã bán “sách cấm”, ông Lam kể. Tuy nhiên, sau đó ông quyết định ở lại Hong Kong và nói ra sự thật.

Khác với những chủ hiệu sách khác, ông Lam cho biết ông không có gia đình hay người thân ở đại lục nên không cần phải sợ điều gì tổn hại đến họ.

“Tôi đã phải rất can đảm. Tôi đã phải suy nghĩ suốt hai đêm trước khi quyết định kể hết tất cả những gì đã xảy ra với mình một cách trung thực và trọn vẹn nhất có thể”.

Trong một thông báo sau buổi họp báo, chính quyền Hong Kong cho biết cảnh sát sẽ sớm liên hệ với ông Lam để “hiểu rõ hơn” và nhấn mạnh chính quyền “coi trọng sự an toàn của mỗi người dân Hong Kong”.

Ông Lam Wing Kee là quản lý tại nhà sách Causeway Bay Books, trực thuộc Nhà xuất bản Mighty Current, chuyên bán các sách về đời tư và những lời đồn xung quanh giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông cũng là một trong năm nhân viên của nhà xuất bản đã biến mất trước đó.

Sự mất tích của năm người này đã làm dấy lên quan ngại họ đã bị Trung Quốc “giải quyết” vì chống lại chính quyền Bắc Kinh.

Hồi tháng 3 vừa qua, ba trong số năm người đã được Trung Quốc cho phép quay về Hong Kong.

Ngay sau đó, họ đã đến gặp cảnh sát và yêu cầu đóng hồ sơ vụ án mất tích của mình và khẳng định họ chỉ đi du lịch đến Trung Quốc, hoàn toàn tự nguyện và không bị bắt cóc.

Hiện chỉ còn ông Gui Minhai, quốc tịch Thụy Điển, giám đốc Nhà xuất bản Mighty Current, là chưa rõ tung tích.

Nói với CNN ngày 16-6, con gái ông Gui, cô Angela Gui, cho biết thi thoảng cô vẫn nhận được tin nhắn và điện thoại từ ba. Ông Gui khuyên cô nên giữ im lặng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã phủ nhận mọi cáo buộc chính quyền Bắc Kinh có liên quan tới sự mất tích của năm người trên.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar