22/06/2014 07:30 GMT+7

Chú Năm "báo chí"

NGUYỄN HỮU NHÂN
NGUYỄN HỮU NHÂN

TT - Hơn 25 năm qua, bà con ở Sa Đéc đã quen thuộc với công việc của chú Năm Luân.Công việc ấy ngôn ngữ báo chí gọi là phát hành, còn nói cho dễ hiểu là bán báo.

Chú Năm và sạp báo của mình - Ảnh: N.H.N

Chú Năm tâm tình rằng chú theo nghề này vào những năm đầu thập niên 1980 khi thím Năm về hưu sớm, giã từ việc làm ở bưu điện nhưng vẫn còn thói quen đọc sách báo. Chú bàn với thím ra một sạp bán báo, vừa có báo chí đủ loại để xem vừa có thêm thu nhập. Mấy mươi năm qua, tài sản của chú vẫn chỉ là chiếc bàn nhỏ để bày báo, chú cột theo bên hông chiếc Chaly cũ kỹ, cái ghế nhựa để ở giỏ xe kèm tấm nhựa che lúc trời mưa cho báo khỏi ướt. Cho đến giờ chú là một trong số ít người còn theo đuổi nghề này ở Sa Đéc.

4g sáng, chú rời căn nhà nhỏ ở phường 3, qua Cầu Sắt trên sông Sa Đéc xuôi hết con đường Trần Hưng Đạo cách chợ thực phẩm 100m là đến “sở làm”. Trước đây chú Năm phải trả tiền thuê chỗ để bán báo, tiền thuê ngày mỗi tăng. Thấy vậy, một chủ hộ gần đó là anh Trầm Văn Nghệ đã cho chú mượn sân nhà để bày bán mà không lấy tiền chỗ suốt bốn năm nay.

Khi nhạc hiệu của đài phát thanh vang lên đúng 5g là chú bắt đầu một ngày lao động. Nhận báo của đại lý xong, chú phải lồng ghép các trang quảng cáo vào từng tờ rồi xếp lại cho ngay ngắn. Chú kể khách hàng sẽ vui hơn khi tờ báo thẳng thớm. Quan trọng là lồng ghép trang quảng cáo vào như thế nào mà khách mua yên tâm mình là người xem tờ báo đầu tiên. Chú cảm nhận được thái độ hài lòng của khách khi họ giở từng trang báo còn mùi mực in và các trang còn dính sát vào nhau. Nói nghe dễ chứ công việc xếp hàng trăm tờ báo cho đúng thứ tự từng trang, không được thiếu phần quảng cáo cũng làm chú mướt mồ hôi. Ngày mới vào nghề chú làm chậm lắm, khi dư, khi thiếu trang để khách phải hỏi lại là thường. Bây giờ chú chỉ mất độ 30 phút là đã xong. Những khách hàng đi làm sớm hay vừa tan ca về đều có được tờ báo sớm nhất.

Mỗi ngày chú Năm bán được gần 300 tờ báo, phân nửa số đó là Tuổi Trẻ. Mưa nắng gì chú cũng không bao giờ nghỉ. Một ngày không xem báo, không tự tay mang báo đến cho khách hàng, không tham gia bình luận về các sự kiện lớn hay về một bài viết mà bạn đọc đang quan tâm là chú không chịu nổi, đứng ngồi không yên. Với những người lao động xung quanh như anh chạy xe ôm, chị bán vé số... chú sẵn lòng cho mượn báo đọc vì như chú nói: “Anh chị em còn khó khăn quá, cho mượn một chút cũng không thiệt thòi gì”.

Hơn tháng qua, chú Năm có vất vả, thức sớm hơn mọi ngày để giao báo vì khách hàng đón chờ thông tin về tình hình biển Đông. Chú tranh thủ giới thiệu nội dung các bài phóng sự và hình ảnh do các phóng viên gửi về từ Hoàng Sa cho mọi người. Chú nói nhờ bán báo nên dù nghỉ hưu đã lâu, chú vẫn nắm được tình hình thời sự, luôn bình tĩnh, suy nghĩ cẩn trọng, tin tưởng vào Đảng và Chính phủ trong giải quyết các vấn đề lớn của đất nước.

Vậy là ngày nào chú cũng thức sớm lên đường với công việc thường ngày: mang thông tin đến cho mọi người, luôn nở nụ cười hài lòng khi nghe bà con gọi bằng cái tên bình dân: chú Năm “báo chí”.

NGUYỄN HỮU NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar