26/09/2023 11:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chống thiếu điện, quyết tâm cao nhưng bí lối ra - Kỳ 2: Nhà đầu tư sốt ruột chờ cơ chế

Sau hai năm xây dựng với khoảng hơn chục tờ trình, Quy hoạch điện 8 mới được ban hành nhưng các nhà đầu tư vẫn đang mòn mỏi chờ các cơ chế, chính sách cụ thể làm hành lang pháp lý để triển khai các dự án.

Việc tìm vốn cho các nhà máy nhiệt điện than gặp khó khăn. Trong ảnh: công nhân đang thi công tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch có nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than - Ảnh: H.HOA

Việc tìm vốn cho các nhà máy nhiệt điện than gặp khó khăn. Trong ảnh: công nhân đang thi công tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch có nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than - Ảnh: H.HOA

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được xem là "kim chỉ nam" trong đầu tư các dự án điện cho giai đoạn tới nhằm đảm bảo cung ứng điện.

Thế nhưng, theo các chuyên gia và nhà đầu tư, việc chậm trễ ban hành kế hoạch hành động cũng như xây dựng cơ chế chính sách sẽ khiến cho Việt Nam đánh mất cơ hội thu hút vốn đầu tư vào ngành điện.

Không còn bảo lãnh, loay hoay tìm vốn

Ông Ngô Quốc Hội, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty CP nhiệt điện An Khánh (Bắc Giang), chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang, cho hay do không còn cơ chế bảo lãnh Chính phủ cho các dự án điện vay vốn nên việc tiếp cận vốn vay từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

Chẳng hạn, dù đã đàm phán được khoản vay thương mại với ngân hàng của Trung Quốc nhưng nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang không thể triển khai do Trung Quốc thay đổi chính sách, không cho vay các dự án điện than.

Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tìm nguồn vốn huy động trong nước, tính toán cả lộ trình chuyển đổi nhiên liệu từ nhiệt điện than sang điện sinh khối theo yêu cầu của Quy hoạch điện 8. Trong khi đó, các dự án nằm trong Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng không có định hướng rõ ràng trong việc thu xếp vốn. Ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp tự xoay xở tìm vốn ở các ngân hàng đồng tài trợ nhưng không phải lúc nào cũng thuận lợi.

"Trong điều kiện huy động các nguồn vốn khó khăn, rất mong Chính phủ, Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn chuyển đổi từ điện than sang điện sinh khối theo yêu cầu của Quy hoạch điện 8 và kế hoạch triển khai chi tiết. Doanh nghiệp đề xuất Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ theo hướng các dự án nằm trong Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng phê duyệt, các nhà đầu tư trong nước có dự án nói trên thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước", ông Hội đề xuất.

Nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng mong ngóng chính sách sớm được ban hành.

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Stuart Livesey - CEO Công ty CP phát triển dự án điện gió La Gan, giám đốc quốc gia của Copenhagen Offshore Partners (COP) tại Việt Nam - cho rằng do các chính sách sơ bộ như kế hoạch thực hiện vẫn chưa được ban hành nên các nhà đầu tư khó có thể có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo mới như điện gió ngoài khơi.

Chờ chính sách rõ ràng, minh bạch

Cũng theo ông Stuart Livesey, một trong những thách thức lớn trong đầu tư điện gió ngoài khơi nói riêng và dự án năng lượng tái tạo là việc đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán điện (PPA). Thêm nữa là sự sẵn sàng của lưới điện, điều khoản chấm dứt hợp đồng... cũng là những vấn đề cần được làm rõ.

"Đến nay vẫn chưa có thông tin rõ ràng về cách thức triển khai một dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi xin khuyến nghị Chính phủ đưa ra định hướng và lộ trình phát triển ngành rõ ràng, đi kèm với khung chính sách đồng bộ và cơ chế khuyến khích phù hợp cho từng giai đoạn phát triển", ông Stuart Livesey nói.

Ông Nguyễn Tuấn Quang, một nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng, cho rằng nhu cầu đầu tư không chỉ là dự án điện mặt trời đơn thuần, mà gồm cả nhà máy pin lưu trữ nhằm phục vụ mục tiêu xuất khẩu điện nhưng khó khăn là chính sách cho các mô hình dự án này vẫn chưa có.

"Đây là thời điểm vàng để có thể đầu tư, khi một số đối tác tại Singapore đã đặt vấn đề mua các container lưu trữ điện sạch xuất khẩu từ Việt Nam và chi phí giá thành (chưa gồm lưu trữ) có thể chỉ ở mức 5-6 cent/kWh", ông Quang nói.

Việc chờ đợi chính sách trong một thời gian dài khiến một số nhà đầu tư nản lòng, thậm chí Tập đoàn Ørsted của Đan Mạch đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam. Ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng sự chậm trễ trong chính sách cũng như việc triển khai các dự án mất nhiều thời gian sẽ càng làm nản lòng nhà đầu tư.

"Chính phủ cần có những quyết sách thật đặc biệt, không để dây dưa những dự án cũ và quyết định ngay cơ chế để chọn nhà đầu tư cho dự án mới như việc áp dụng đấu thầu. Gắn với đó cần có chế tài xử lý kỷ luật, thưởng phạt cho các dự án một cách nghiêm minh đảm bảo tiến độ", ông Ngãi nêu vấn đề.

Chống thiếu điện, quyết tâm cao nhưng bí lối ra: Từ nguồn điện đến truyền tải đều chờ

Nguy cơ thiếu điện đã rất thực tế, hàng loạt dự án điện đang được "thúc" tiến độ. Tuy nhiên, những vướng mắc về các thủ tục đầu tư, cơ chế triển khai khiến các dự án khó về đích đúng hẹn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Không còn phải đến trường nộp học phí, đến kho bạc đóng thuế, hay ra quầy thanh toán tiền điện nước, giờ đây mọi giao dịch từ lớn đến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đều được người dân thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giây qua ứng dụng ngân hàng.

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar