25/10/2014 09:20 GMT+7

Chống ngập: Những việc cần làm ngay để cứu chính mình

TTO - Thu gom rác thải, nạo vét kênh mương, xả rác đúng nơi... là những giải pháp mà theo bạn đọc Hoàng Hữu Nghĩa, người dân và chính quyền địa phương có thể làm ngay để chống ngập.

Khu vực vòng xoay Mũi Tàu lúc 19g ngập trong biển nước - Ảnh tư liệu

 

* Khơi thông dòng chảy:

- Thu gom rác thải, vật cản, cây dại làm thông thoáng dòng chảy của  hố ga-lòng cống-kênh mương-sông rạch. Việc này phải làm hàng ngày đối với miệng hố ga, hàng tháng với lòng cống, hàng quý với kênh mương, hàng năm với sông rạch.

Việc này phải tổ chức chuyên nghiệp theo công việc, kiểm tra tỉ mỉ chu đáo khi làm, chịu trách nhiệm rõ ràng sau khi làm.

* Nạo vét ngay toàn bộ kênh mương, sông rạch, hồ nước:

- Khôi phục lại nguyên trạng bị lấn so quy hoạch.

- Mở rộng thêm diện tích một cách hợp lý so với nguyên trạng.

- Đóng cừ phù hợp (cừ bêtông - cừ nhựa - cừ tràm) theo ranh giới.

- Làm đường đi dọc bờ kênh mương, sông rạch và quanh hồ nước .

- Tiến hành nạo vét.

Việc nạo vét đến cốt nào mà không làm sạt lở: cần làm ngay. Cốt  sâu hơn khi đã đóng cừ, ngập nhiều làm trước.

Việc đóng cừ nên làm cho toàn bộ các bờ kênh mương, sông rạch, hồ nước, không làm bờ dốc.

Việc làm đường đi có tác dụng ngăn lấn chiếm, tạo cảnh quan đô thị, thuận tiện bảo trì, kinh doanh..     

Khối lượng đất bùn khi nạo vét có thể đổ tại chỗ làm các tiểu đảo, đồi cảnh quan trồng cây cỏ, các nền còn trống khu quy hoạch dự án .v.v… 

Việc nạo vét cần làm định kỳ thích hợp.

Tăng thể tích chứa nước và thẩm thấu bề mặt:

- Đào mới kênh và hồ chứa nước nối với hệ thống hiện có.

- Cống hộp có khẩu độ rộng bằng mặt đường tại dưới đường vùng ngập nhiều. 

- Bắt buộc khi làm quy hoạch có tính diện tích làm hồ chứa nước đối với các loại dự án, khuyến khích đối với các nhà riêng lẻ nếu có diện tích.

- Tất cả bề mặt vỉa hè đường-quảng trường-sân trường-sân chung cư- hẻm nhỏ…, phải lát gạch tự chèn nếu không phù hợp thì bắt buộc phải có ô trống dành cho trồng thảm cỏ cây.

Việc đào mới kênh nên làm ngay với dải đất còn trống giữa đường Nguyễn Văn Linh từ quận 7 đến huyện Bình Chánh. 

Nên có hồ nước lớn tại khu đô thị mới Thủ thiêm.

Các ao nước tự nhiên nhỏ lẻ đang bị cây dại mọc vẫn còn nhiều  ở khu nam thành phố nên quy hoạch kết nối thành hồ lớn ngay để chứa nước.

Các quận trung tâm hiện không có một hồ nước lớn nào, nhưng trong các công viên và khu vực giữa các đường giao thành góc nhọn với nhau thì đều có thể quy hoạch đào hồ chứa nước kết hợp tạo cảnh quan đô thị được.

Xả rác theo quy định, thu gom rác, ngăn chất thải.

- Số lần thu rác thải sinh hoạt dân cư trong một ngày là hai lần.

- Số lần quét dọn đường phố trong một ngày là hai lần

- Quy chuẩn các loại bao bì đựng rác sinh hoạt.

- Quy chuẩn các loại xe vận chuyển rác sinh hoạt và chất thải khác.

- Quy định thêm điều kiện vệ sinh môi trường khi kinh doanh, nhất là vật liệu xây dựng và thi công công trình.

- Làm vỉa hè cho toàn bộ đường trong thành phố.

Việc tăng số lần thu và quét dọn phù hợp hơn với thực tế hiện nay và làm nhận thức vệ sinh môi trường mọi người có ý thức hơn.

Việc quy chuẩn sẽ làm công tác thu rác nhanh hơn và vận chuyển sạch sẽ không bị rơi vãi.

Việc quy định thêm điều kiện vệ sinh môi trường kinh doanh vật liệu xây dựng trong thành phố là: bắt buộc có mái che mưa và gờ chặn chống tràn vương vãi cho toàn bộ khu vực để cát-đá-gạch, đóng bao cát-đá nhỏ khi bán công trình nhỏ lẻ.

Việc quy định thêm điều kiện vệ sinh môi trường các công trình là: thi công nhỏ lẻ phải đóng bao đồ thải khi chờ vận chuyển đổ bỏ, công trình thi công nói chung bắt buộc sử dụng bao vữa trộn sẵn, nếu có đủ điều kiện giao thông và an toàn khác thì bắt buộc sử dụng bêtông trạm trộn.

Việc làm vỉa hè toàn bộ đường là chuẩn mực phải có của đô thị cũng là ngăn đất cát tự nhiên của bề mặt tràn xuống đường và tác động tốt ý thức cảnh quan của mọi người.

Có thể các cách như tăng tiết diện cống, nâng cốt nền, đắp đê bao, van ngăn nước… cũng có tác dụng, nhưng tôi cho rằng các cách tôi nêu trên (tuy rằng là không mới, rất sơ bộ,…) sẽ là có hiệu quả tốt nhất, lâu dài và phù hợp trong thực tế hiện nay.

HOÀNG HỮU NGHĨA

- Bạn có sáng kiến gì trong việc giúp chống ngập?

- Các đô thị khác nên rút ra những bài học gì để tránh rơi vào tình trạng ngập nặng như TP.HCM?

Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua email: [email protected] hoặc bằng phần Ý kiến bạn đọc ngay bên dưới bài viết.

Diễn đàn Chống ngập cũng đã nhận được bài viết cộng tác của các bạn đọc: Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Hữu Nghĩa, Trương Thành Cư, và nhóm sáng tạo Vinado...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar