23/10/2014 09:35 GMT+7

​Chống ngập: cần dành chỗ cho nước

NGUYỄN ĐĂNG SƠN (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng)
NGUYỄN ĐĂNG SƠN (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng)

TT - Sau cuộc họp bàn về giải pháp cấp bách chống ngập cho TP.HCM, trong đó có giải pháp làm hồ điều tiết nước (Tuổi Trẻ ngày 22-10 đã phản ánh), đã có bạn đọc bàn thêm về vấn đề này.

Người chạy xe té ngã do ngập sâu trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa

>>  

Tuổi Trẻ giới thiệu một ý kiến.

Hiện nay việc chống ngập ở TP.HCM dù đã có nhiều giải pháp tổng hợp như xây dựng hệ thống đê bao, cống ngăn triều, hồ điều tiết nước, cải tạo hệ thống cống rãnh, nạo vét kênh rạch, quản lý xả lũ... nhưng còn rất hạn chế và có phần lúng túng, nhất là do tác động biến đổi khí hậu mực nước biển dâng, đỉnh triều tăng cao, mưa trên 100mm xảy ra với tần suất nhiều hơn.

Dừng việc san lấp kênh rạch

Nếu quy hoạch theo phương pháp “dành chỗ cho nước” thì ngay bây giờ phải thống nhất cách tiếp cận, đổi mới tư duy và phương pháp lập quản lý thực hiện quy hoạch.

Trước mắt phải dừng ngay việc san lấp các kênh rạch để phát triển đô thị, tập trung trọng tâm vào xây dựng các hồ điều tiết nước lớn nhỏ, tăng thêm diện tích thấm nước.

Đặc biệt quy hoạch phải có tính dân chủ, có sự tham gia của cộng đồng một cách đúng nghĩa.

Theo kinh nghiệm của Hà Lan, xây dựng đô thị có chủ động “dành chỗ cho nước” là giải pháp chống ngập hiệu quả nhất.

Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước, nên có giải pháp tạo nhiều không gian cho nước, để nước xâm nhập các đô thị theo cách có thể kiểm soát được, qua đó giúp cải thiện khí hậu, cảnh quan, chất lượng nước và đặc biệt giảm phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước.

Quy hoạch đô thị phải dựa trên “quy hoạch nước”, “quy hoạch dành chỗ cho nước”, bao gồm quy hoạch thủy lợi, quy hoạch các lưu vực dòng chảy, thoát lũ, chỗ lên xuống của thủy triều.

Ngoài các khu vực chứa thoát nước tự nhiên, một số đô thị cũng cần có thêm hồ nhân tạo làm túi chứa nước khi triều cường, mưa to hay lũ.

Hồ này cần phải đủ năng lực dung nạp nước để chúng không ảnh hưởng tới đô thị. Khi đến mùa khô hạn, chính các hồ này sẽ cung cấp nước ngược trở lại, làm cho môi trường sinh thái đô thị ổn định.

Ở TP.HCM, giải pháp hồ điều tiết nước đã được đề cập song không được coi là giải pháp sống còn, là phương pháp “quy hoạch dành chỗ cho nước” nên đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Do vậy để chống ngập cho thành phố hiệu quả, ngoài các giải pháp tổng hợp đã nêu trên, cần tập trung tổng lực vào giải pháp hồ điều tiết nước theo phương pháp quy hoạch “dành chỗ cho nước”.

Hồ điều tiết lớn trước mắt nên tập trung vào các khu vực: Khánh Hội (Q.4), công viên 23-9 (Q.1), bến xe Chợ Lớn (Q.6), Thủ Thiêm (Q.2), Gò Dưa (Q.Thủ Đức)... Những hồ lớn này nên do thành phố thực hiện. Với hồ điều tiết nhỏ nên tận dụng các hồ nhỏ, công viên, tiểu đảo, dạ cầu... như Kỳ Hòa (Q.10), Đầm Sen (Q.11), vòng xoay Phú Lâm (Q.6)... và các hồ này do quận thực hiện.

Đồng thời cần tăng thêm diện tích thấm nước như mái nhà xanh (giảm được 50% lượng nước bề mặt thoát ra từ mái nhà), vỉa hè bêtông trồng cỏ (tạo vẻ đẹp như bãi cỏ tự nhiên, cải thiện môi trường, giảm tải cho hệ thống thoát nước mặt), hố cây thấm lọc (hệ thống cây trồng được xây dựng theo kết cấu truyền thống như hiện nay cần phải được cải tạo kết hợp với hệ thống lọc cát, sỏi để tăng khả năng thẩm lọc và lưu giữ nước), mương thực vật (dùng các vật liệu tự nhiên như cát sỏi để thực hiện quá trình thẩm lọc nước mưa, phía trên là lớp phủ thực vật)...

Mảng xanh đô thị không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan kiến trúc của đô thị mà còn là bộ phận quan trọng trong thoát và giữ nước bền vững.

Hiến kế chống ngập cho TP.HCM và các đô thị khác:

- Bạn có sáng kiến gì trong việc giúp chống ngập?

- Các đô thị khác nên rút ra những bài học gì để tránh rơi vào tình trạng ngập nặng như TP.HCM?

Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua email [email protected] hoặc bằng phần Ý kiến bạn đọc ngay bên dưới bài viết.

TTO

NGUYỄN ĐĂNG SƠN (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân có cần làm sổ đỏ trong năm 2025 để không phải nộp thêm nhiều tiền?

Gần đây có thông tin cho rằng người dân cần phải làm sổ đỏ trong năm 2025, nếu không sẽ phải nộp thêm nhiều tiền.

Người dân có cần làm sổ đỏ trong năm 2025 để không phải nộp thêm nhiều tiền?

Sống thấp thỏm trong những chung cư cũ giữa lòng TP.HCM

Người dân tại các chung cư cũ, xuống cấp ở TP.HCM vẫn bám trụ, sống thấp thỏm và mong chờ phương án di dời rõ ràng cũng như chính sách hợp lý.

Sống thấp thỏm trong những chung cư cũ giữa lòng TP.HCM

Mong 'lấp đầy' thông tin trên VNeID để giảm sao y, công chứng

Từ chỉ đạo của Chính phủ, hy vọng người dân không còn phải xuất trình nhiều loại giấy tờ công chứng, sao y mà có thể sử dụng thông tin điện tử tích hợp trên tài khoản VNeID.

Mong 'lấp đầy' thông tin trên VNeID để giảm sao y, công chứng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar