01/04/2019 10:47 GMT+7

Chống bạo lực học đường: Phải sửa từ gốc

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - 5 nữ sinh "lột bằng sạch" trang phục của cô bạn yếu ớt, rồi đánh tới tấp lên thân thể bé nhỏ đang chỉ biết sợ hãi thu mình, hoàn toàn không kháng cự...

Chống bạo lực học đường: Phải sửa từ gốc - Ảnh 1.

Đây không phải lần đầu clip bạo lực học đường có tính chất "hoang dã" được lan truyền. Nhưng những hình ảnh từ Trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) khiến ai trót xem cũng ám ảnh, giận dữ đến tột cùng. Sự việc không phải bên ngoài cánh cổng trường, mà nhốn nháo xảy ra trong lớp học, với hiện trường còn nguyên bàn ghế, bảng đen...

Theo báo cáo của liên bộ GD-ĐT và Công an, từ năm 2011-2018 có đến hơn 18.000 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường mà đối tượng liên quan là cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên: hơn 11.000 vụ đánh nhau gây thương tích, hơn 200 vụ xâm hại tình dục, hơn 900 vụ uy hiếp tinh thần... 

Đáng nói, trong số này, gần 10.000 vụ diễn ra trong nhà trường. Trường học đã trở nên bất an tự bao giờ!

Nữ sinh bị hành hạ, uy hiếp đến man rợ, mới càng thấy rõ sự thiếu hụt về kỹ năng ứng xử và khoảng trống chỗ dựa tinh thần của học sinh. Đứa trẻ bị đánh, bị đe dọa nhiều lần nhưng không dám "hé răng" nửa lời với thầy cô, gia đình, họ hàng. 

Còn những đứa trẻ đánh bạn, ngoài trường lớp, chả lẽ hằng ngày bố mẹ không trò chuyện, bảo ban để biết con mình bất ổn ra sao và để chính chúng thấm thía, hiểu rõ đúng sai trong cuộc sống? 5 nữ sinh đánh bạn và còn nữa, bao nhiêu trẻ đứng xem, thậm chí hò reo, cổ vũ?

Nhưng đau lòng không chỉ đến từ sự lúng túng của trẻ khi gặp sự cố bất thường, mà phẫn nộ hơn chính ở ứng xử của nhà trường. Khi biết tin, việc đầu tiên của giáo viên và cả ban giám hiệu là... giấu. 

Sợ trách nhiệm và rắc rối, cố đẩy sự việc vào bóng tối, bưng bít những hành vi không chấp nhận được, không hiểu thầy cô nghĩ gì khi để học sinh của mình loay hoay, sợ hãi với những tình huống ngoài khả năng xử lý của các em? 

Nếu gia đình không quyết liệt sau khi tường tận sự việc bị cố tình che giấu, nếu dư luận không vào cuộc thì sự việc sẽ đi đến đâu?

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có mặt ở Hưng Yên và truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải nghiêm khắc xử lý. Đây là bài học không chỉ riêng cho ngành giáo dục Hưng Yên, mà cho ngành giáo dục cả nước.

Sự xuất hiện của bộ trưởng tại "điểm nóng" là cần thiết. Nhưng nếu chỉ đổ trách nhiệm cho một ngôi trường cụ thể thì không ổn. Từ Trường THCS Phù Ủng, phải nhìn rộng ra cả nước. Một mình Bộ GD-ĐT không làm xuể, nhưng với vai trò của mình, bộ phải gióng lên tiếng chuông cảnh báo về sự bất ổn của môi trường văn hóa, môi trường xã hội, khiến ngành giáo dục phải "lãnh đủ" với biết bao sự việc gây bức xúc. 

Không phải trách nhiệm riêng của ngành giáo dục, nhưng sự thay đổi then chốt phải bắt đầu từ chính giáo dục. Cải cách giáo dục không phải chạy đua cho thành tích mà đích đến là dạy làm người, con người tử tế.

Với cách nhìn ấy, "sự kiện Phù Ủng" không đơn thuần là nỗi đau của ngành giáo dục, mà còn là cơ hội để sửa đổi từ gốc cung cách dạy làm người, tạo dựng điểm tựa để thế hệ trẻ biết sửa mình và hướng thiện.

TTO - Sau vụ nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng dã man ở Hưng Yên, nhiều câu hỏi được đặt ra: Làm sao trị tận gốc nạn bạo lực học đường? Ứng xử ra sao với những học sinh đánh bạn?

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar