14/03/2016 11:26 GMT+7

Chọn thảm tập yoga

MINH PHƯỢNG - NGỌC LOAN (minhphuong@tuoitre.com.vn)
MINH PHƯỢNG - NGỌC LOAN ([email protected])

TT - Hiện nay tại TP.HCM, các cửa hàng dụng cụ tập thể thao bán các loại thảm tập yoga xuất xứ từ nhiều nơi: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Việt Nam với giá từ vài trăm ngàn tới vài triệu đồng/thảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chất lượng loại thảm mình mua ra sao.

Nhân viên bán hàng tư vấn cho khách chọn thảm tập yoga - Ảnh: Ngọc Loan

“Người tập yoga nên chọn những loại thảm có độ bám tốt, chống trơn trượt khi tập. Không nên chà giặt nhiều, chỉ nên dùng khăn thấm nước ấm với giấm để lau. Thảm sau khi sử dụng không nên cuộn lại ngay mà nên mang phơi khô để không thấm mồ hôi, tránh bị mốc, ẩm

Mã Tấn Hoằng (huấn luận viên yoga)

Chị Lê Ánh Minh (Q.10) hơi băn khoăn khi vừa mua tấm thảm tập yoga ở một cửa hàng bán đồ thể thao nhưng lúc mang ra sử dụng thì có mùi nhựa rất hôi.

“Tôi mua một thảm tập nhựa PVC có mùi rất hôi, không rõ lúc hít thở sâu khi tập yoga có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?” - chị Minh thắc mắc.

Nhiều giá, nhiều xuất xứ

Tại một con đường tập trung nhiều cửa hàng bán dụng cụ thể thao ở Q.1, chủ một cửa hàng nói ở đây bán hai loại thảm yoga có giá 150.000 và 450.000 đồng.

“Thảm 150.000 đồng làm từ chất liệu nhựa PVC, còn thảm 450.000 đồng là chất liệu TPE, là cao su non, có độ đàn hồi tốt. Loại PVC nhanh bị xẹp hơn, nếu tập nhiều nên mua thảm TPE” - người bán tư vấn và giới thiệu cả hai loại này đều sản xuất tại Đài Loan.

Tuy nhiên, trên mác cuộn quanh tấm thảm được giới thiệu với giá 150.000 đồng lại có dòng chữ “Made in China”, chúng tôi thắc mắc thì người bán tỏ ra lúng túng.

Ngỏ ý muốn mua thảm tốt, nhân viên lấy ra hai loại thảm khác, nói là hàng Đài Loan, của một hãng bán dụng cụ thể thao nổi tiếng, giá 1 - 1,2 triệu đồng.

Tương tự, một cửa hàng khác trên đường này cũng bán hai loại thảm PVC và TPE với giá lần lượt là 150.000 đồng và 460.000 đồng.

Chủ cửa hàng cho biết cả hai loại thảm này đều xuất xứ từ Đài Loan. Tuy nhiên, thảm loại 150.000 đồng không ghi rõ xuất xứ. Một cửa hàng bán thảm yoga khác trên đường này giới thiệu một loại thảm nhập từ Mỹ, dạng thảm gấp, thuận tiện hơn so với thảm cuộn, có giá 550.000 đồng.

Người bán khẳng định: “Hàng này nhập từ Mỹ, chống trơn trượt và không bị xẹp”. Người bán còn cho biết: “Hàng PVC là hàng rẻ, còn TPE là hàng đắt, chất liệu TPE thân thiện với môi trường, dễ phân hủy”.

Dạo qua các cửa hàng bán thảm tập yoga, nhiều sản phẩm có mẫu mã, chất lượng giống nhau nhưng mỗi nơi lại đề một giá, người bán giới thiệu xuất xứ sản phẩm khác nhau. Nhiều sản phẩm không hề đề nơi sản xuất.

Chị Trần Thị Thanh Thủy (33 tuổi, Q.Gò Vấp), người tập yoga, nói: “Tôi chỉ biết tin vào sự hướng dẫn của người bán hàng khi chọn thảm thôi, đọc trên tem mác chỉ có chữ nước ngoài chứ chẳng có tem tiếng Việt nào nên không biết được chất nào, hãng nào là tốt cả. Quan trọng không ảnh hưởng sức khỏe là được rồi”.

Chọn thảm 2 mặt bám tốt

Theo huấn luyện viên yoga Lê Thị Thu Hương, việc lựa chọn thảm tập yoga đúng sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong quá trình tập yoga.

Huấn luyện viên này cho biết về độ dài, rộng của các thảm tập sẽ giống nhau vì đó là quy chuẩn. Tuy nhiên, độ dày mỏng của mỗi thảm khác nhau. Với những loại thảm quá mỏng, hay thảm có độ lún xẹp lớn sẽ gây đau cho đầu gối trong suốt quá trình tập.

Những loại thảm quá dày tuy êm gối nhưng gây khó khăn khi tập những thế thăng bằng, đứng tấn. Độ dày của thảm khoảng 0,5cm là hợp lý nhất.

Chị Thu Hương chia sẻ thêm hiện nay trên thị trường có bán thảm tập yoga của nhiều hãng từ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ... Tuy nhiên, chị Thu Hương tư vấn nên chọn loại thảm hai mặt do bám dính tốt, tránh trơn trượt cho người tập, giá dao động từ 700.000 - 750.000 đồng.

Trước đó, trên một số trang báo nước ngoài cho biết cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang thu hồi hàng loạt sản phẩm thảm tập yoga Trung Quốc do phát hiện hóa chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng.

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thảm yoga có xuất xứ từ Trung Quốc này đều chứa độc chất clo parafin chuỗi ngắn (SCCPs), hàm lượng đo được cao nhất lên tới 6,9% trọng lượng sản phẩm. Đây là một trong những hóa chất nằm trong danh sách các chất cấm lưu hành trên thị trường.

PGS.TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng hóa học hữu cơ, khoa hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - cho biết chất SCCPs được dùng làm chất bôi trơn trong công nghiệp. Có một số bằng chứng xác định chất này gây ung thư ở động vật, gây độc cho sinh vật thủy sinh như tảo, cá... nhưng chưa có bằng chứng cụ thể xác định là gây độc hay không ở người.

Hóa chất gây ung thư

PGS Nguyễn Hữu Đức cho biết chất SCCPs được phát hiện vào năm 1930. Nó được dùng trong công nghệ hóa chất, dùng làm chất hóa dẻo, chế tạo sơn, chế tạo bao phủ lên, đặc biệt là dung môi trong chất diệt côn trùng. Chất này rất độc hại.

Người ta xác định chất này rất độc đối với những loài sống ở trong nước như cá, tảo... Đặc biệt, đã thử ở động vật thì nó gây ung thư cho chuột cống, chuột nhắt.

Chất này đã được Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư liệt vào nhóm 2B - nhóm chất có nguy cơ gây ung thư cho người.

Tại một hội nghị ở Thụy Điển về những chất hữu cơ nguy hiểm, đã có đề nghị cấm toàn bộ chất SCCPs trên toàn cầu.

Như vậy, chất này rất nguy hiểm, đã xác định gây ung thư nên nếu tồn tại trong những dụng cụ tập luyện thể dục thể thao thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu xác định được chất này có trong thảm tập yoga hoặc các dụng cụ tập luyện thể thao khác thì không thể xem thường, không nên sử dụng.

M.PHƯỢNG ghi

MINH PHƯỢNG - NGỌC LOAN ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar