26/12/2023 21:02 GMT+7

Chọn ngữ liệu đề thi văn thiếu tế nhị, nhà giáo bức xúc

'Tôi không hiểu người ra đề nghĩ như thế nào mà lại đưa ngữ liệu hạ thấp hình ảnh nhà giáo vào đề thi văn như vậy?'.

Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM

Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM

Chị T., một phụ huynh có con học lớp 8, cho biết chị vừa giận, vừa buồn khi đọc đề thi văn của Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM.

Được biết, đây là đề kiểm tra cuối học kỳ 1 dành cho học sinh khối lớp 8, năm học 2023 - 2024, môn ngữ văn của Trường THCS Colette. Kỳ kiểm tra diễn ra vào sáng 26-12-2023.

Trong đó, phần I là phần đọc - hiểu, chiếm 6/10 điểm, có nội dung như sau:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu. Đến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quanh nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:

- Này, con cầm lấy!

Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy. Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn. Thầy nhìn thấy giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. 

Đến lúc ra về, thầy vẫn còn nhớ đến mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:

Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:

Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:

Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy thầy bảo cho con nên thế nào cho phải?

Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:

Thế bánh tao đâu?

(Truyện "Bánh tao đâu?" - sachhay24h.com)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2: Nêu bài học rút ra từ văn bản trên?

Câu 3: Cho biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu: "Này, con cầm lấy!".

Câu 4: Dựa vào văn bản, xác định bối cảnh và loại nhân vật.

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản trên.

Theo chị T, "gia đình tôi có nhiều người theo nghề giáo, khi đọc đề thi văn trên, thực sự tôi rất giận. Nội dung câu chuyện là một sự xúc phạm các nhà giáo. 

Trong kho tàng văn học nước nhà, thiếu gì những tác phẩm hay, sâu sắc, tại sao người ra đề lại chọn văn bản hạ thấp hình ảnh nhà giáo để đưa vào đề thi văn như vậy? 

Con tôi bảo đó giờ cứ nghĩ thầy đồ là người cao cả, đáng kính và mực thước. Giờ mới biết thầy đồ vừa xấu tính lại vừa tham ăn, còn xưng mày - tao với trò nữa... Ngữ liệu của đề thi phải mang tính giáo dục học sinh chứ sao lại thế này?" - chị T. bức xúc đặt câu hỏi.

Thầy Trương Minh Đức, giáo viên môn văn Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, cho rằng: "Tôi rất đồng cảm và chia sẻ với giáo viên môn ngữ văn bởi những khó khăn khi phải tìm ngữ liệu cho đề thi văn. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phép giáo viên chủ động lấy ngữ liệu đưa vào đề thi văn chứ không lấy ngữ liệu có sẵn trong sách giáo khoa. Mà việc tìm ngữ liệu này không phải chuyện đơn giản.

Tuy nhiên, nếu tôi là người ra đề thi văn cho học sinh lớp 8, tôi sẽ không chọn ngữ liệu là câu chuyện "Bánh tao đâu?". Câu chuyện này nếu đưa vào đề thi dành cho học sinh THPT thì không vấn đề gì. Hoặc cũng có thể đưa câu chuyện vào phần bài học của học sinh THCS cũng không sao. Bởi khi ấy đã có giáo viên hướng dẫn, giải thích… cho học sinh hiểu đúng vấn đề. Nhưng việc đưa câu chuyện vào đề kiểm tra cho học sinh THCS thì tôi nghĩ nên cẩn trọng hơn. Học sinh lứa tuổi THCS có thể chưa hiểu rõ về giá trị của văn học dân gian. Từ đó các em sẽ hiểu sai hoặc có cái nhìn lệch lạc về ông thầy".

Thầy Đức nêu ý kiến: "Tôi cho rằng thời đại nào thì người thầy giáo cũng có người này, người kia, có người xấu, người tốt. Nhưng với người ra đề thi thì nên tránh những chủ đề nhạy cảm như ông thầy trong câu chuyện 'Bánh tao đâu?'".

Ngữ liệu đề thi văn có phần nhạy cảm

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, cô Lưu Thị Hà Phương, hiệu trưởng Trường THCS Colette, thông tin:

"Trong chương trình môn ngữ văn lớp 8, học sinh có học về truyện cười. Các truyện cười thường phê phán thói xấu trong xã hội như khoác lác, tham ăn, lười biếng… Do đó, khi ra đề kiểm tra cuối học kỳ, giáo viên đã chọn một truyện theo hướng ấy chứ không có chủ đích nhằm phê phán một đối tượng hay nghề nghiệp nào".

Tuy nhiên, cô Phương cũng thừa nhận: "Ngữ liệu như đề kiểm tra ngữ văn của khối 8 là chưa đắt giá và có phần nhạy cảm. Nhà trường sẽ lưu ý vấn đề này và sẽ tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kết thúc đợt kiểm tra cuối học kỳ 1".

Khởi tố thí sinh làm lộ đề thi tốt nghiệp môn văn ở Cao Bằng

Vũ Trung Hiếu bị khởi tố với cáo buộc gửi đề thi THPT môn môn ngữ văn qua Messenger để nhờ một người khác làm hộ, khiến đề thi bị lộ trên mạng xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar