13/12/2024 10:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chọn bán đúng giá để giữ khách

V.A.MINH
và 1 tác giả khác

Dù còn một số người vẫn giữ thói quen nói thách, phần lớn tiểu thương đều chọn bán đúng giá để tránh bị xử lý, chưa kể bị khách hàng quay lưng.

Chọn bán giá đúng để giữ khách - Ảnh 1.

Thay vì nói thách, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống chọn bán đúng giá để kéo khách quay trở lại - Ảnh: V.A.MINH

Bên cạnh nhiều tiểu thương vẫn giữ thói quen nói thách, cân gian..., gây ức chế cho khách mua, phần lớn tiểu thương tại các chợ trên địa bàn TP.HCM chọn cách minh bạch giá cả, bán hàng đúng giá để duy trì hoạt động kinh doanh trước sức ép cạnh tranh với chợ mạng.

Nhiều chuyên gia khẳng định chợ truyền thống vẫn có sức hút riêng nhờ cách bán trực tiếp, khách được "sờ tận tay, nhìn tận mắt" sản phẩm. Nếu cải thiện thái độ kinh doanh, từ bỏ thói quen "nói thách", "hét giá trên trời", chợ truyền thống vẫn sẽ là điểm đến với nhiều khách hàng, dù vẫn phải cạnh tranh với chợ mạng.

Chợ truyền thống thay đổi để giữ khách

Ngày 10-12, bước vào chợ Phú Nhuận (quận Phú Nhuận), ngay lối ra vào là các gian hàng đồ thủy tinh, nhựa, vật dụng gia đình được bày bán phong phú. Cầm trên tay hũ thủy tinh 1 lít chuyên để đựng gia vị, chúng tôi hỏi giá cả và được chủ cửa hàng báo giá 75.000 đồng.

"Em muốn có loại thủy tinh trong suốt, mỏng hơn cũng có. Giá 120.000 đồng/hũ. Thủy tinh càng dày giá càng rẻ. Không tin cứ lên trên mạng xem giá. Ở đây giá sao bán vậy" - chị Lê Thị Xuân, chủ cửa hàng này, nói.

Trao đổi với chúng tôi, chị Xuân cho rằng các chợ truyền thống đều đang trong giai đoạn ế ẩm, nên nhiều tiểu thương chọn cách bán đúng giá với hy vọng khách ghé mua, vì cần chi phí duy trì sạp, chi phí cho ban quản lý chợ, kho bãi...

"Thời nào rồi mà còn nói thách. Bỏ công chạy xe ra chợ mua hàng mà gặp nói thách, khách lên chợ mạng đặt mua, giá công khai, không sướng hơn sao? Nên thay vì nói thách, hét giá, bây giờ đa số người bán tìm cách bán đúng giá để khách ghé mua nữa", chị Xuân nói thêm.

Đi sâu vào bên trong chợ, từ quầy hàng thịt, rau, chả... hay các loại thực phẩm chế biến khác, dù không được niêm yết giá nhưng giá bán sản phẩm của hầu hết các sạp đều không chênh nhau. Một cân thịt ba chỉ được bán ở quầy đầu chợ với giá 140.000 đồng/kg, quầy cuối chợ cũng giá đó.

"Đầu chợ giá bán sao, cuối chợ giá bán như vậy. Chả lụa, sườn, thịt đùi... công khai giá bán hết. Tôi mà bán cao hơn, người ta không ghé mua nữa hoặc khách báo lên đường dây nóng sẽ có người đến kiểm tra. Hơn nữa, phải bán đúng giá nếu còn muốn khách quay lại" - ông Lê Anh Tuấn, chủ cửa hàng thịt tại chợ này, nói.

Tại chợ Tân Định (quận 1), được mệnh danh là khu chợ nhà giàu vì khách mua phần lớn đều có thu nhập cao, các loại thực phẩm, đồ tươi sống ở đây có mức giá cao hơn ở các chợ khác.

Tuy nhiên, các tiểu thương khẳng định không có chuyện nói thách mà "giá con cá, bó rau có cả tiền phí quản lý chợ ở vị trí trung tâm thành phố".

"Sáng tôi bán ở chợ Tân Định, chiều về tôi bán ở chợ trên quận Gò Vấp. Cũng 1kg tôm sú biển, nếu ở chợ Tân Định là 450.000 đồng/kg, nhưng về Gò Vấp tôi chỉ bán 350.000 - 370.000 đồng/kg.

Người ở nơi khác ghé đến đây mua, không hiểu sẽ nói là nói thách. Nhưng không phải vậy, vì nó gồm nhiều chi phí, ở đây thì phải chấp nhận" - chị Hồ Thị Thoa, tiểu thương bán hải sản, cho biết.

Tiểu thương phải thích nghi với xu hướng buôn bán mới

Với những mặt hàng thời trang, may mặc... từng được nhiều tiểu thương "hét giá" cũng có sự thay đổi do lo ngại khách mua sẽ rời bỏ để chuyển sang chợ mạng.

Tại một quầy chuyên bán quần áo thể thao ở Saigon Square (quận 1), khi chúng tôi đề nghị được giảm 50.000 đồng so với giá được báo là 250.000 đồng/bộ quần áo thể thao hàng Việt, anh Phạm Văn Tới kiên quyết không bán với lý do đã kêu đúng giá.

"Tôi không nói thách đâu. Ở đây có nhiều "tai mắt" cho ban quản lý, cho cơ quan chức năng. Nói thách là một lát sẽ có người xuống kiểm tra. Mà bán buôn đang ế ẩm, cuối năm nhưng vẫn không có động lực lấy hàng mới nên nói đúng giá để còn xả kho", anh Tới cho hay.

Một số tiểu thương thừa nhận trước đây hầu hết tiểu thương chợ này đều "nói thách", "hét giá" cao, gây bức xúc cho người tiêu dùng, làm xấu hình ảnh chợ. Do đó ban quản lý chợ đã vào cuộc, kiểm soát và xử lý nghiêm.

Dù còn một số người vẫn giữ thói quen nói thách, phần lớn tiểu thương đều chọn bán đúng giá để tránh bị xử lý, chưa kể bị khách hàng quay lưng.

Tại một gian hàng giày ở chợ này, khi được giới thiệu hai đôi giày với mức giá 1,2 triệu đồng/đôi và 600.000 đồng/đôi, vị khách nước ngoài lấy điện thoại, gõ tên giày và giá. Sau đó chụp màn hình tra Google dịch ra tiếng Việt.

Giá bán online ở các trang thương mại có mức 680.000 đồng/đôi, trang khác có 600.000 đồng/đôi. Do đó, vị khách đã đồng ý mua hàng vì giá bán... như trên mạng.

Chủ cửa hàng bán kính mắt ở một chợ nằm tại quận 1 cho rằng xu hướng buôn bán đã thay đổi, người bán cũng phải thay đổi, thích nghi.

"Giờ đâu phải lúc nói thách vì khách đâu còn ra chợ nhiều như trước. Giờ là cách tìm nguồn hàng chất lượng, mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh để công khai mức giá bán sao cho thấp hơn trên mạng để hút khách", vị này nói.

Đại diện ban quản lý chợ này cho biết theo quy định, người kinh doanh ở chợ phải đăng ký, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Tuy nhiên nhiều sạp lớn bán cả hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sản phẩm, việc niêm yết trên mỗi mặt hàng sẽ rất kỳ công, khó khăn nên ban quản lý không yêu cầu gắt gao việc niêm yết giá.

"Nhưng chúng tôi kiểm soát chặt việc bán giá đúng. Đây là thời của "chợ online", các trang bán hàng cạnh tranh nhau từng giá một, công khai nên khách có thể thoải mái so sánh lựa chọn. Do đó tiểu thương tại các chợ truyền thống cũng phải thay đổi, nếu không sẽ bị khách hàng quay lưng", vị này khẳng định.

Chợ du lịch ế khách

Thông tin từ chợ Bến Thành, quận 1 cho biết dù đang vào cao điểm mua sắm, tham quan nhưng hiện nay mỗi ngày chợ chỉ đón khoảng 3.000 lượt khách, giảm khoảng 1.000 lượt so với cùng kỳ năm ngoái và bằng phân nửa, thậm chí chỉ bằng 1/3 so với các năm ổn định trước dịch COVID-19.

Lượng khách vào chợ giảm, cũng chủ yếu tham quan chứ ít mua sắm. Tình trạng này khiến nhiều tiểu thương không mặn mà kinh doanh, dẫn đến hơn 1.500 sạp theo thiết kế nhưng chỉ có khoảng 1.200 sạp mở cửa bán.

Chợ truyền thống hẹp cửa nói thách

Chuyện nói thách, thậm chí có thái độ kém lịch sự, diễn ra khá phổ biến ở các chợ, các cửa hàng và tình trạng này càng tăng cao khi vào mùa mua sắm Giáng sinh và cuối năm. Điều này khiến không ít khách hàng thấy khó chịu, thậm chí bức xúc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UOB dự báo giá vàng chạm mức 3.600 USD/ounce vào quý 1-2026

UOB dự báo giá vàng sẽ tăng lên mức 3.600 USD/ounce vào quý 1-2026 do nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục được duy trì, cùng với việc các ngân hàng trung ương đều đặn tăng tỉ trọng nắm giữ vàng.

UOB dự báo giá vàng chạm mức 3.600 USD/ounce vào quý 1-2026

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển thành phố Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

'Trùm' buôn xe Mercedes muốn bán lô đất ở TP.HCM, dự kiến mức lãi 'khủng'

Bất động sản mà Công ty cổ phần dịch vụ Ô tô Hàng Xanh muốn bán nằm ở quận Bình Tân, rộng hơn 6.282m2, giá thấp nhất 180 triệu đồng/m2. Mức giá này ước chừng lời gấp gần 2,5 lần so với giá vốn Ô tô Hàng Xanh từng bỏ ra để mua.

'Trùm' buôn xe Mercedes muốn bán lô đất ở TP.HCM, dự kiến mức lãi 'khủng'

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Với việc mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, các dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thời gian hàng trăm ngày, tiết kiệm rất lớn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Bloomberg: Trung Quốc cho phép ngành hàng không tiếp nhận lại máy bay Boeing

Hãng tin Bloomberg ngày 13-5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận máy bay Boeing đối với ngành hàng không của nước này, sau tuyên bố chung về thuế quan với Mỹ.

Bloomberg: Trung Quốc cho phép ngành hàng không tiếp nhận lại máy bay Boeing

Vốn hóa Vinpearl lên 153.000 tỉ đồng, vượt các 'ông lớn' GAS, MBB

Cổ phiếu VPL của Vinpearl ngay phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE đã vọt lên 85.500 đồng, tăng gần 20% so với tham chiếu. Vốn hóa của Vinpearl đã lọt top 8 trên sàn HoSE, vượt GAS và MBB.

Vốn hóa Vinpearl lên 153.000 tỉ đồng, vượt các 'ông lớn' GAS, MBB
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar