30/03/2014 07:30 GMT+7

Chơi xấu do sa sút thể lực

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TT - Bác sĩ Tan Jee Lim - người Singapore, từng phẫu thuật cho một số cầu thủ Việt như Phan Văn Tài Em, Trần Thị Kim Hồng... - lo ngại trước những pha chơi xấu thường gặp của bóng đá Việt Nam.

Phóng to
Bác sĩ Tan Jee Lim với nữ tuyển thủ bóng đá Kim Hồng trước ca phẫu thuật năm 2013 - Ảnh: M.H.
Phóng to
Cầu thủ Nguyễn Anh Hùng, nạn nhân của trò chơi xấu trên sân cỏ - Ảnh: V.Toàn

Bác sĩ Tan đưa ra nhận định trên sau khi chứng kiến đoạn video clip cầu thủ Đình Đồng của Sông Lam Nghệ An đạp gãy chân đối thủ trong trận đấu diễn ra ở vòng 7 V-League. Ông cho biết: “Cầu thủ này xứng đáng bị cấm thi đấu dài hạn vì pha phạm lỗi quá nguy hiểm. Những pha chơi bóng như vậy cần phải loại bỏ khỏi bóng đá vì có thể khiến đối thủ lãnh hậu quả nặng”. Bác sĩ Tan nói chấn thương của cầu thủ Nguyễn Anh Hùng rất nặng nhưng không phải là không thể hồi phục.

"Sự sa sút thể lực khiến các cầu thủ thường không tự chủ được các động tác của mình và có thể dẫn đến những pha vào bóng nguy hiểm ngoài ý muốn"

Về nạn bạo lực của bóng đá Việt, bác sĩ Tan cho biết: “Tôi đã theo dõi các cầu thủ VN nhiều năm, họ thật sự rất khéo léo với quả bóng nhưng đôi lúc hơi nôn nóng trong tranh chấp bóng. Điều này thường dẫn đến việc bị cuốn vào các tình huống tranh chấp 50-50 ngoài ý muốn. Tôi cũng thường thấy vấn nạn này ở Singapore”.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến các tình huống phạm lỗi mà ông Tan chỉ ra ở những cầu thủ VN đó là sự sa sút thể lực. Theo ông, sự sa sút thể lực khiến các cầu thủ thường không tự chủ được các động tác của mình và có thể dẫn đến những pha vào bóng nguy hiểm ngoài ý muốn, cũng như dễ bị dính chấn thương hơn. Trong mô hình tam giác 4 phần mà các bác sĩ đặt ra cho sự an toàn trong tập luyện thể thao, thể lực và sức khỏe chiếm phần quan trọng nhất, rồi mới đến kỹ thuật cá nhân, chiến thuật và kiến thức về bóng đá.

Bác sĩ Tan Jee Lim cho biết trong một năm ông thường phải đối mặt với rất nhiều ca mổ liên quan đến xương khớp vì chơi thể thao, chủ yếu ở bóng đá và quần vợt. Trong bóng đá, bên cạnh những chấn thương ở đầu gối, dây chằng, gót chân xuất phát từ các pha chơi xấu, một chấn thương cũng rất phổ biến khác là chấn thương quá tải. Loại chấn thương này thường thấy ở những vận động viên trẻ hoặc phụ nữ do tăng cường độ tập luyện quá đà. Ông Tan cho biết: “Chấn thương quá tải tích tụ lâu ngày từ sự tập luyện quá mức và nó có thể hủy hoại sự nghiệp của các vận động viên”. Trong khi đó, ông Tan cho biết chấn thương thường gặp nhất ở môn quần vợt nằm ở phần khuỷu tay, bắt nguồn từ hai nguyên nhân là sự sai lệch trong kỹ thuật đánh và việc chọn vợt không đúng. Theo đó, tình huống thường gặp nhất đó là vận động viên chọn phải các cây vợt quá dài, quá nặng với mình, điều này càng khiến người chơi đánh sai kỹ thuật và dễ mắc phải chấn thương.

Theo bác sĩ Tan Jee Lim, phần lớn chấn thương thể thao thường gặp với những người tập luyện bình thường chủ yếu bắt nguồn từ sự chuẩn bị không tốt của bản thân.

4 gợi ý giúp tránh chấn thương

Bác sĩ Tan Jee Lim gợi ý như sau để giúp người tập thể thao tránh chấn thương cơ bản thường thấy:

* Giảm cân: Cứ mỗi bước đi, khớp gối sẽ phải chịu lực nén khoảng 1,5-2 lần trọng lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể càng cao càng dễ gây nên các chấn thương khớp xương.

* Mua giày thích hợp: Càng đi nhiều chân sẽ càng sưng to ra và giày không hợp kích cỡ chân thường xuyên gây nên chấn thương quanh các khớp bàn chân, phổ biến nhất là bong gân cổ chân. Mẹo được đưa ra là nên mua giày vào buổi chiều tối, thời điểm chân bắt đầu phình to ra so với buổi sáng.

* “Nguyên tắc 10%” áp dụng cho việc tăng công suất tập mỗi tuần: Nguyên tắc tối quan trọng để tăng dần cường độ tập luyện mà không bị rơi vào trạng thái quá tải. Ví dụ: một người tập chạy bộ 20 km/tuần, nếu muốn tăng cường độ chỉ nên tăng lên 22km trong tuần tiếp theo.

* Tuân thủ các quy tắc về làm nóng, hạ nhiệt và giữ nước: Những bài tập làm nóng, hạ nhiệt trước và sau khi tập tuyệt đối không thể bỏ qua. Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến sa sút thể lực.

HUY ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 xâm nhập qua biên giới, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Cháu bé trong clip ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’ ở Nam Định được xuất viện

Bé trai 4 tuổi trong vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị xe ba bánh tự chế chèn qua người đã ra viện sáng nay, chi phí điều trị được bảo hiểm y tế chi trả.

Cháu bé trong clip ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’ ở Nam Định được xuất viện

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Bé gái 10 tuổi, nặng 50kg bị sốc sốt xuất huyết nặng, gây rối loạn đông máu, tổn thương gan, suy hô hấp. Hiện sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa, số ca mắc có xu hướng tăng cao từ tháng 5 đến 11.

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Từ phản ánh của bạn đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã vào cuộc xác minh và xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ mà giao cho nhân viên không đủ điều kiện thực hiện khám bệnh.

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar