31/01/2025 20:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’

Những ngày Tết Ất Tỵ, người Hà Nội ngoài cà phê đường tàu, dạo chơi chụp hình hồ Gươm, nhà thờ lớn, ghé Văn Miếu xin chữ, hay đi lễ chùa…, còn có một điểm chơi Tết, check-in thú vị khác là đoạn phố Phùng Hưng.

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 1.

Phố Phùng Hưng mùng 3 Tết rợp bóng áo dài rực rỡ của chị em đến check-in - Ảnh: T.ĐIỂU

Mùng 3 Tết, đường phố Hà Nội đã nhộn nhịp hơn, đặc biệt là xung quanh khu phố cổ nơi vẫn rất đông khách du lịch đang chơi Tết và có nhiều điểm tham quan, vui chơi hấp dẫn.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám mùng 3 Tết nhộn nhịp hơn hẳn hai ngày mùng 1 và mùng 2, bởi ngày “Tết thầy” theo truyền thống, rất đông học sinh, sinh viên tìm đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương, tri ân những bậc thầy, đặc biệt là thầy Chu Văn An.

Tuy thế, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết khoảng 1, 2 ngày sau khách đến Văn Miếu còn đông hơn nữa do người ở các địa phương về.

Ngày mùng 3 Tết khách đã đông nhưng hầu hết mới chỉ có người Hà Nội đến Văn Miếu.

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 2.

Các bạn trẻ lẫn du khách nước ngoài thích thú chụp hình cùng chiếc cổng được thiết kế đặc biệt cho đoạn phố Phùng Hưng - Ảnh: T.ĐIỂU

Đến phố Phùng Hưng chơi Tết hoài cổ với toa tàu điện cũ, tranh Đông Hồ

Năm nay phố Phùng Hưng có các tác phẩm nghệ thuật công cộng trở thành một điểm chơi Tết hấp dẫn cho người dân thủ đô nhờ vào những thiết kế riêng cho đoạn phố này dịp Tết Ất Tỵ.

Đó là cổng tam quan ở hai đầu đoạn phố với họa tiết tranh dân gian Đông Hồ đặc sắc tại hai ngã ba Phùng Hưng - Hàng Lược và Phùng Hưng - Lê Văn Linh.

Và một điểm nhấn nữa là ba toa tàu điện cũ - biểu tượng của Hà Nội những năm 1970 - được phục dựng, đặt ở đầu đoạn phố nơi ngã ba Phùng Hưng - Lê Văn Linh.

KTS Vương Đạo Hoàng đại diện nhóm thiết kế trang trí cho phố Phùng Hưng Tết Ất Tỵ cho biết: hình ảnh đoàn tàu được tái hiện không chỉ là biểu tượng của ký ức đô thị mà còn như một ẩn dụ về một đoàn tàu thời gian, mang chúng ta trở về với quá khứ, nơi lưu giữ những di sản và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Kể từ trước Tết đoạn phố này đã nhộn nhịp người Hà Nội và du khách đến check-in với các toa tàu điện đậm màu ký ức và cổng tam quan được thiết kế rực rỡ lớp lang rất ấn tượng.

Những ngày Tết tuy không có các cô bán hoa tươi phục vụ người chụp hình nhưng đã có ngay gánh hàng hoa lụa và đồ kỷ niệm bằng nhựa cho người dân thuê để chụp hình với giá 50.000 đồng/người.

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 3.

Nhiều chị em diện áo dài lên chụp hình cùng toa tàu điện cũ - Ảnh: T.ĐIỂU

Và xe cub "kim vàng giọt lệ"

Ngoài ra, các tác phẩm nghệ thuật công cộng vốn có trên đoạn phố này cũng rất hấp dẫn người dân đến chụp hình. Đặc biệt là tác phẩm sắp đặt chiếc xe cub 81 “kim vàng giọt lệ” được mạ màu vàng.

Thích thú tác phẩm, nhiều bố mẹ đã cho các con nhỏ của mình ngồi trên chiếc xe để check-in.

Tại đoạn phố tác phẩm nghệ thuật công cộng này, nhiều tác phẩm được làm để người dân có thể tương tác cùng chứ không “cấm sờ vào hiện vật” giống như các tác phẩm tại bảo tàng.

Ví dụ như tác phẩm “phù điêu nhiếp ảnh” một người phụ nữ bán hàng rong bị khuyết khuôn mặt để khách có thể đưa mặt của mình vào chụp hình, lưu giữ bức ảnh ấn tượng cho mình.

Sau khi check-in ở phố Phùng Hưng thì du khách chơi xuân cũng rất tiện ghé phố cổ với nhiều hàng bún riêu đã mở, ngồi cà phê đường tàu gần đó hay dạo hồ Gươm, ghé Văn Miếu, chơi Hoàng thành Thăng Long hay lễ chùa Quán Sứ, nhà thờ lớn, nhà thờ Cửa Bắc...

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 4.

Trẻ em thích thú được chụp hình cùng xe cub kim vàng giọt lệ - Ảnh: T.ĐIỂU

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 5.

Nhiều cô gái đi chụp hình, du xuân cùng mẹ - Ảnh: T.ĐIỂU

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 6.

Không có hoa tươi thì đã sẵn gánh hàng hoa lụa và nhiều 'đạo cụ' cho khách thuê để chụp hình - Ảnh: T.ĐIỂU

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 7.

Có những gia đình còn mang theo cả thú cưng đi chơi Tết, chụp hình - Ảnh: T.ĐIỂU

Chơi Tết phố cổ, người Hà Nội check-in với toa tàu điện cũ và xe cub ‘kim vàng giọt lệ’ - Ảnh 8.

Thay đổi cách ăn Tết, chơi Tết để Tết nhẹ nhàng hơn

Thay đổi cách nghĩ, cách ăn Tết, chơi Tết... sẽ khiến Tết đến nhẹ nhàng hơn, bắt đầu từ chính chúng ta.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar