05/11/2014 08:53 GMT+7

​Chơi mà học

NGUYỄN THẠCH (chuyên viên huấn luyện kỹ năng, TP.HCM)
NGUYỄN THẠCH (chuyên viên huấn luyện kỹ năng, TP.HCM)

TT - Người Mỹ chẳng ngạc nhiên khi bà Obama ra cuốn sách làm vườn rau hồi tháng 5 vừa rồi.

Dùng vườn học dạy trẻ cách sống xanh - Nguồn ảnh: website Trường Steinhardt, một nhánh ĐH New York, Mỹ (http://steinhardt.nyu.edu)

Bởi lẽ các nhà giáo dục Mỹ đã dùng vườn để dạy trẻ học cách tái tạo môi trường sống trong tương lai, từ hơn nửa thế kỷ qua.

National Gardening Association (NGA) là một tổ chức hàng đầu của Mỹ đã tạo ra hàng ngàn vườn trong trường học trên khắp nước Mỹ và trên 15 quốc gia. NGA gọi đó là garden school (vườn học), với sứ mệnh “một khu vườn cho một trường học”.

Họ làm việc này từ năm 1928, khi Mỹ đã là một nước công nghiệp hàng đầu. Và trong danh sách cựu học sinh của họ có tên cựu tổng thống Jimmy Carter và hàng trăm nhân vật lãnh đạo khác ảnh hưởng lên thế giới. Ngày nay NGA vẫn dùng nông nghiệp để dạy học sinh Mỹ về lãnh đạo.

Chẳng hạn như mỗi năm NGA tổ chức một chuyến cho học sinh trung học Mỹ đi làm nông tại nhiều nước trên thế giới. Tour này từng đến VN vài lần.

Học sinh đi như vậy không hẳn để sau này thành nhà nông giỏi, mà sẽ trải nghiệm những thách thức toàn cầu như suy thoái đất, biến đổi khí hậu, tác động của con người, của thương mại lên môi trường, cũng như cách phản ứng của nông dân, doanh nghiệp và các chính phủ đối với thách thức trong tương lai. Đó là một loại giáo án để giúp trẻ em Mỹ làm nông học cách lãnh đạo (bản thân, thế giới).

Câu chuyện giáo dục này góp phần giải thích vì sao cho đến lúc này Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu tiến trình đối phó hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, về công nghệ, chính sách, doanh nghiệp, chuyên gia...

Giường rau trong trường học

Các nhà giáo dục Mỹ, Anh, Úc, Singapore... dùng “raised bed” là những vườn nâng nhỏ như cái giường đặt trong trường học mẫu giáo, tiểu học, trung học cho trẻ chơi làm vườn. Cha mẹ cũng dùng nó ở nhà để dạy trẻ. Một khu phố cũng tạo ra vườn cộng đồng để phục vụ trẻ em chơi mà học.

Chả lẽ học sinh Mỹ học làm nhà nông? Không, hàng tấn giáo trình dạy trẻ về giá trị sống, kỹ năng sống, về sức khỏe, thiên nhiên và trách nhiệm... được chia sẻ, bán và mua trên môi trường kỹ thuật số.

Chẳng hạn Đại học Illinois tạo ra cả phần mềm để cha mẹ theo đó chơi vườn với con hằng ngày với nhiều giáo án có tính chuẩn tắc sư phạm.

Vườn học trở thành một giáo cụ, chất liệu, bối cảnh vui, có thực, thách thức nhưng dễ chơi đối với trẻ nhỏ, bởi trẻ nhỏ, cho trẻ nhỏ. Trẻ dễ dàng trải qua những nội dung chơi khó như về tài chính, kinh doanh, thị trường, lên kế hoạch, ý niệm về thời gian, tính có hạn của đất và nước, đạo đức môi trường...

Làm vườn học sống xanh

Một giường rau, một vườn trường, một nông trại chuyên nghiệp dù ở quy mô nào đều ngồn ngộn bài học tiềm năng cho trẻ tùy theo hướng nhà giáo dục tiếp cận.

Theo hướng “sống xanh” - khái niệm phần lớn người ta hiểu là sống theo cách bền vững - khuyến nghị của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc FAO (www.fao.org/schoolgarden), Unicef (www.unicef.org/education) rất đáng để nhà giáo dục (dùng vườn để dạy ở trường), cha mẹ (dùng vườn để dạy ở nhà) tham khảo.

Với những chiếc giường rau nhỏ, trẻ em nhiều nước với những vụ mùa nhỏ tự tay làm ra, đang được chuẩn bị thái độ tích cực để đương đầu với những thách thức môi trường toàn cầu mà chúng là nhân vật chính phải trải qua, không phải người lớn bây giờ.

Hẳn vậy, mười năm nữa, thế hệ bà Obama đâu thể nào thay đổi thế giới mà là bọn trẻ. Người lớn bây giờ chỉ có thể góp sức giúp chúng “tư duy lại tương lai”, cảm nhận mặt đất, nước, thức ăn, Mặt trời, không khí qua chính bàn tay, khối óc, tâm hồn và thể chất của chúng (giới chuyên gia kỹ năng sống gọi là 4H: Health - sức khỏe, Heart - tâm hồn, Head - trí óc và Hand - hành vi).

Nhiều du khách VN đã thấy học sinh Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật, Anh, Úc... chơi những vườn rau trong trường, đi đến nông trại, trại hè dài ngày nông trại... Và trong nhiều năm qua, học sinh nước ta cũng bắt đầu chơi vườn, chơi trang trại.

Mời bạn xem thể lệ và tham gia cuộc thi Sống xanh 2014 trên .
Báo Tuổi Trẻ và Ngân hàng Phương Đông OCB tiếp tục tổ chức cuộc thi Sống xanh năm nay với mong muốn đáp ứng nhu cầu của độc giả, hướng đến thông điệp sống xanh, chung tay bảo vệ môi trường, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
NGUYỄN THẠCH (chuyên viên huấn luyện kỹ năng, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Du khách gặp tai nạn dù lượn trên bán đảo Sơn Trà có mua bảo hiểm, cam kết miễn trừ trách nhiệm

Du khách gặp tai nạn dù lượn trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng có thực hiện khai báo thông tin tại chốt kiểm soát, mua bảo hiểm tai nạn, ký cam kết miễn trừ trách nhiệm.

Du khách gặp tai nạn dù lượn trên bán đảo Sơn Trà có mua bảo hiểm, cam kết miễn trừ trách nhiệm

Đà Nẵng không cử cán bộ đi công tác nước ngoài quá 2 lần trong năm

Đà Nẵng không cử cán bộ đi công tác nước ngoài quá 2 lần trong 1 năm trừ một số trường hợp.

Đà Nẵng không cử cán bộ đi công tác nước ngoài quá 2 lần trong năm

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà

Đầu tháng 7, 6 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Bình (Quảng Trị) đã nhận đất tái định cư sau hơn một năm sống tạm bợ trong trường học cũ do bị giải tỏa bởi dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar